Đà Nẵng đã xóa được bao nhiêu nhà tạm, nhà dột nát theo chỉ đạo của Thủ tướng?
Lam Hàn - Đình Thiên
12/05/2025 1:19 PM (GMT+7)
Đà Nẵng đã xóa được bao nhiêu nhà tạm, nhà dột nát theo chỉ đạo của Thủ tướng, thông tin vừa được Giám đốc Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng Nguyễn Hà Nam công bố.
Sáng 12/5, Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng cho biết, Giám đốc đốc Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng Nguyễn Hà Nam thông tin về tiến độ triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến hết ngày 8/5/2025.
Xóa nhà tạm, nhà dột nát Đà Nẵng đạt 84% cao hơn trung bình cả nước
Theo Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng, trong năm 2024 Đà Nẵng đã phê duyệt và hoàn thành 903 nhà với 145 nhà xây mới, 758 nhà sửa chữa.
Riêng năm 2025, Đà Nẵng đã phê duyệt nhu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát với 1.099 nhà. Đến nay đợt 1 Đà Nẵng đã hoàn thành 875 với 182 nhà xây mới, 693 nhà sửa chữa và đợt 2 với 224 nhà.
Tổng số liệu nhu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát của năm 2024 và năm 2025 của Đà Nẵng theo số liệu Ban chỉ đạo trung ương là 2.002 nhà. Trong đó xây mới 367 nhà,
sửa chữa 1.635 nhà.
Tổng hợp kết quả năm 2024, 2025, đến hết ngày 8/5/2025, Đà Nẵng đã khởi công
1.832/2.002 nhà (đạt tỷ lệ 92% tổng số lượng phê duyệt năm 2024, 2025), đã hoàn
thành 1.677 nhà (đạt tỷ lệ 84% tổng số lượng phê duyệt năm 2024, 2025).
Quận Hải Châu (Đà Nẵng) phối hợp với nhà tài trợ trao tặng kinh phí sửa chữa nhà tạm trên địa bàn phường Thuận Phước
Giám đốc Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng Nguyễn Hà Nam đề nghị UBND các quận, huyện tập trung các nguồn lực, đôn đốc, hỗ trợ
các trường hợp còn lại khởi công trong tháng 5/2025 và phấn đấu hoàn thành
toàn bộ trước ngày 30/6/2025.
"Đề nghị UBND các quận, huyện đối chiếu đối tượng, điều kiện hỗ trợ nhà
ở đối với người có công cách mạng, thân nhân liệt sĩ theo quy định để rà soát số
lượng, danh sách đã được duyệt và phát sinh trong thời gian qua, lập Danh sách
người có công cách mạng, thân nhân liệt sĩ được hỗ trợ về nhà ở năm 2025 gửi Sở Xây dựng trước ngày 15/5/2025 để phối hợp Sở Nội vụ rà soát,
trình UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh Đề án hỗ trợ người có công với
cách mạng, thân nhân liệt sĩ về nhà ở năm 2025", ông Nam đề nghị.
Ngoài ra, Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng cũng đề nghị UBND các quận, huyện rà soát tổng thể nhu cầu xóa nhà tạm, nhà
dột nát của từng địa phương đã được phê duyệt.
"Cần loại khỏi danh sách các trường hợp không còn nhu cầu
xây mới, sửa chữa và bổ sung các trường hợp phát sinh nhu cầu (nếu có) để tổng hợp, trình
UBND thành phố ban hành Quyết định điều chỉnh lần cuối cùng tránh sót đối
tượng cần được hỗ trợ. Bên cạnh đó đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố, các cơ quan đoàn
thể quận, huyện vận động, kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ các vật dụng,
dụng cụ sinh hoạt tối thiểu cho các hộ nghèo, các hộ khó khăn", ông Nam kiến nghị.
Vào ngày hôm qua (11/5), trong Phiên họp thứ 4 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung, Phó Trưởng ban kiêm Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Bộ trưởng Dung cho biết, từ khi triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, đến nay, cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được gần 209.000 căn, hoàn thành, bàn giao hơn 111.000 căn để các hộ gia đình được ở trong ngôi nhà mới; xây dựng hơn 98.000 căn (đạt 77%).
Tính đến ngày 7/5/2025, có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Cần Thơ, Khánh Hòa, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Phước, Vĩnh Long, Kiên Giang. Từ nay đến ngày 31/10/2025, cả nước cần khởi công xây dựng mới, sửa chữa trên 61.800 căn nhà tạm, nhà dột nát.
Về quan điểm, định hướng thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi, dứt khoát không để người dân nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát, chỉ bàn làm, không bàn lùi; cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31/10/2025. Ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sỹ (xong trước ngày 27/7) và người có công với cách mạng (xong trước ngày 2/9).
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.