Bánh cuốn của người Cao Bằng được làm từ gạo tẻ Đoàn Kết và được làm tại chỗ trên những chiếc nồi gang có khuôn lớn, miệng nồi được làm bằng những cật tre già. Nhân bánh có thể gồm trứng gà, thịt băm, chả giò hay mộc nhĩ...
Điều đặc biệt là người Cao Bằng ăn bánh cuốn cùng một bát nước xương ngọt thanh, ấm nóng chứ không ăn cùng nước mắm như các tỉnh thành khác. Khi ăn, họ hông chấm từng miếng mà cho tất cả bánh vào bát nước xương ấy. Có lẽ vì vậy mà món này còn có tên gọi khác là bánh cuốn canh Cao Bằng.
Loại bánh đặc biệt này được coi là đặc sản của người Tày ở vùng Cao Bằng, Bắc Kạn. Nguyên liệu chính của bánh chính là loại trứng kiến. Vì phụ thuộc vào nguyên liệu đặc biệt này nên hàng năm chỉ có thể làm bánh từ đầu tháng 4 cho đến cuối tháng 5 Dương lịch, tương đương từ cuối tháng 2 đến hết tháng 3 Âm lịch. Đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.
Trứng kiến sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch, mang đi xào lăn, rồi đem rắc lên phần lớp bột được cán mỏng trên lá vả và mang đi hấp. Bánh mang hương vị bùi béo, thơm ngon đậm chất núi rừng, sẽ là trải nghiệm thú vị về ẩm thực cho du khách.
Phở chua là một món ăn được chế biến khá cầu kỳ. Nguyên liệu chính là bánh phở, nhưng phải là bánh tráng xong để nguội, vừa dẻo vừa dai, không nát. Thịt lợn phải là thịt ba chỉ, sau khi tẩm ướp, rán giòn, có màu vàng sậm. Riêng vịt quay, phải chọn những con vịt béo tròn, cho các gia vị như lá hoặc quả mắc mật, hạt dổi... vào trong bụng rồi khâu lại, sau đó xoa mật ong lên lớp da, quay trên than hồng cho thật vàng.
Tiếp đến là miến dong, miến làm phở chua là miến có màu hơi sậm (chưa tẩy trắng) chao qua mỡ cho giòn. Một nguyên liệu không thể thiếu là khoai tàu, người Tày ở Cao Bằng gọi là “phước hom” (củ to, bở và ngọt ) thái chỉ, chao qua mỡ cho thật vàng và giòn. Gan lợn thái mỏng, rán sém mặt; dạ dày lợn làm sạch, luộc qua rồi đem rán. Ngoài các nguyên liệu chính nói trên, món phở chua còn có các gia vị khác như lạc rang, các loại rau thơm như húng, mùi; hành, dưa chuột thái mỏng...
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến phần nước sốt với nguyên liệu chính là dấm, theo tiếng dân tộc còn gọi là “lủ”. Một nồi nước lủ tròn vị thường có vị chua ngọt vừa vặn và có độ sánh nhất định. Khi quay vịt cùng lá mắc mật, người ta sẽ lấy phần nước tiết ra trong bụng con vịt, sau khi phi hành tỏi thơm lừng thì cho vào đó dấm, nước mắm, đường… để có phần nước sốt như ý.
Khi ăn, người ta sẽ cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào một bát lớn, sau đó rưới nước sốt chua ngọt. Chỉ cần trộn cho các nguyên liệu hoà quyện vào nhau và thấm vị đậm đà là bạn có thể thưởng thức một tô phở chua Cao Bằng.
Chị em nên sắm 4 kiểu đồ họa tiết này để nhìn trẻ trung hơn tuổi.
Với dưới 600 triệu đồng thì hai mẫu xe sedan hạng B là Hyundai Accent và Honda City được nhắc đến nhiều nhất khi một gia đình trẻ cân nhắc về một chiếc xe phục vụ cả gia đình. Để khách hàng dễ chọn xe phù hợp nhu cầu, hãy xemi so sánh giữa hai mẫu xe này.
Mỗi khi nhắc tới tên thức đặc sản này, người dân Quảng Ninh lại phải tâm đắc gọi nó bằng biệt danh "cua hoàng đế của Việt Nam".
Nhiều món đồ chơi như tô màu theo số, tranh đính đá… theo các xu hướng (trend) thu hút các em nhỏ lựa chọn trong dịp Quốc tế thiếu nhi (1/6).
Món cá hấp xì dầu giúp bữa cơm ngày nắng nóng của bạn ngon miệng hơn.
Trước khi nắng bắt đầu gay gắt, hanh hao, trước khi những dĩa cơm, tô cháo cuối cùng được bán hết, du khách sẽ một lần được thưởng thức món ăn đặc sản có một không hai ở vùng biên giới An Giang. Và chắc chắn mọi người lại muốn đổ đường quay lại lần sau, bởi cơm bò Châu Phong ngon "hết nước chấm"!