Thứ năm, 10/10/2024

Đầu tư công được đẩy mạnh, lợi nhuận quý III của nhiều DN ngành thép vẫn ảm đạm

17/10/2023 10:50 AM (GMT+7)

Một loạt doanh nghiệp (DN) ngành thép vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2023 với các khoản thua lỗ so với cùng kỳ, dù thời gian gần đây Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Đầu tư công được đẩy mạnh, lợi nhuận quý III của nhiều DN ngành thép vẫn ảm đạm - Ảnh 1.

Hàng loạt DN ngành thép báo lỗ trong quý III/2023

Doanh nghiệp thép đua nhau báo lỗ

Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (Tisco - TIS) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 với doanh thu đạt 2.414 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ. Thêm vào đó, giá vốn chiếm tỷ trọng lớn khiến lãi gộp của Tisco còn 34 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ. Ngoài ra, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp, tăng lần lượt 14% (43 tỷ đồng) và 36% (49 tỷ đồng) so với cùng kỳ.

Nợ phải trả của TIS tăng gần 1.000 tỷ đồng so với con số đầu năm, lên 9.011 tỷ đồng. Như vậy, nợ phải trả hiện đang gấp 5,3 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó vay nợ tài chính hơn 4.500 tỷ đồng chiếm hơn 50% tổng vay nợ. Hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng từ 1.766 tỷ đồng lên 1.801 tỷ đồng.

Do đó, Tisco lỗ trước thuế 57 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 23 tỷ đồng. Đây là quý thứ 5 liên tiếp doanh nghiệp này báo lỗ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu của Tisco đạt 6.789 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng mạnh khiến doanh nghiệp lỗ trước thuế 193 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 18 tỷ đồng.

Tính đến hết quý III, tổng tài sản của Tisco tăng 5% so với đầu năm lên mức 10.691 tỷ đồng. Trong đó, hơn 6.543 tỷ đồng vẫn đang nằm dưới dạng chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại dự án Cải tạo và mở rộng sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên - giai đoạn II. Hiện, tổng giá trị đầu tư của dự án Gang thép Thái Nguyên - giai đoạn II đã đạt 6.530 tỷ đồng.

Đầu tư công được đẩy mạnh, lợi nhuận quý III của nhiều DN ngành thép vẫn ảm đạm - Ảnh 2.

Thép Vicasa - VnSteel cũng ghi nhận thua lỗ trong quý III/2023

Trước Tisco, Thép Vicasa - VnSteel cũng ghi nhận thua lỗ trong quý III/2023. Theo đó, trong kỳ, Thép Vicasa - VnSteel ghi nhận doanh thu giảm mạnh còn 390 tỷ đồng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7 tỷ đồng. Sau khi trừ đi chi phí bán hàng, chi phí lãi và quản lý doanh nghiệp, Thép Vicasa - VnSteel báo lỗ 2,69 tỷ đồng sau thuế. Tuy vậy, con số này giảm đáng kể so với số lỗ 22 tỷ đồng trong quý II/2023.

Lũy kế từ đầu năm đến nay, Thép Vicasa - VnSteel báo lãi 3,5 tỷ đồng trong khi năm ngoái lỗ 12,5 tỷ đồng.

Tổng cộng tài sản tính đến cuối tháng 9 của Thép Vicasa - VnSteel là 386 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng từ 195 tỷ đồng lên 246 tỷ đồng. Nợ phải trả 197,8 tỷ đồng trong đó chủ yếu là vay nợ tài chính 137 tỷ đồng.

Thép Thủ Đức - VNSteel (UPCoM: TDS) trong quý III/2023 ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 327,4 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, doanh thu hoạt động tài chính ở mức 265 triệu đồng, giảm nhẹ 2,6 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Chi phí tài chính còn 3,2 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm trước ở mức 2,3 tỷ đồng.

Kết thúc quý III, Thép Thủ Đức - VNSteel báo lỗ 537,2 triệu đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 23,4 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Thép Thủ Đức - VNSteel ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt gần 900 tỷ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính 9 tháng đạt 1,5 tỷ đồng, tăng hơn 135% so với cùng kỳ năm trước chỉ ở mức 657 triệu đồng.

9 tháng đầu năm, Thép Thủ Đức - VNSteel báo lãi trước thuế 1,1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 15,8 tỷ đồng.

Tính đến 30/9/2023, tổng tài sản của Thép Thủ Đức - VNSteel ghi nhận 406,7 tỷ đồng, tăng 10% so với hồi đầu năm.

Tổng nợ phải trả của Thép Thủ Đức - VNSteel là 115,1 tỷ đồng, tăng 48% so với đầu năm, trong đó, không ghi nhận các khoản vay và nợ thuê tài chính. Khoản phải trả người bán ngắn hạn tăng từ 3,1 tỷ đồng lên 27,4 tỷ đồng. Khoản phải trả người lao động tăng 15% lên gần 20 tỷ đồng.

Mới chỉ 1 DN thép báo lãi

Ở chiều ngược lại, Công ty CP Thép Mê Lin (HNX: MEL) là DN ngành thép duy nhất tới thời điểm này công bố có lãi, mặc dù khoản lãi khá "mỏng" chỉ vài trăm triệu đồng.

Cụ thể, trong quý III/2023, Thép Mê Lin ghi nhận doanh thu đạt 183,6 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; giá vốn tăng khiến biên lãi gộp giảm đáng kể còn 6% - tương ứng lợi nhuận gộp đi ngang mức 11,2 tỷ đồng. Trong khi chi phí tài chính tăng lên mức 7,3 tỷ thì chi phí quản lý doanh nghiệp giảm về còn 2 tỷ đồng.

Sau trừ thuế phí, công ty báo lãi sau thuế 0,9 tỷ đồng. Đây cũng là quý lãi thứ 3 liên tiếp của doanh nghiệp thép này (đạt tổng cộng 4 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ năm trước).

Một DN khác cũng gây bất ngờ là Thép Pomina (HoSE: POM) khi DN này mới công bố BCTC bán niên 2023 đã soát xét.

Theo đó, Pomina ghi nhận lỗ ròng lên tới 504 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023, trong khi cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2022 chỉ lỗ 23,087 tỷ đồng và đây là khoản lỗ kỷ lục mà doanh nghiệp thép này ghi nhận trong 6 tháng đầu năm.

Đáng chú ý, đơn vị kiểm toán của POM là Ernst & Young Việt Nam đã có ý kiến nhấn mạnh liên quan tới khoản lỗ thuần gần 505 tỷ đồng và khoản lỗ lũy kế 758 tỷ đồng tại thời điểm 30/6/2023. Bên cạnh đó, nợ ngắn hạn ghi nhận 7.770 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 2, vượt quá lượng tài sản ngắn hạn gần 3.400 tỷ, tương ứng vốn lưu động bị âm 4.300 tỷ đồng.

Ngoài ra, trên bảng cân đối kế toán, tại thời điểm 30/6/2023, Pomina ghi nhận khoản vay ngân hàng gần 6.266 tỷ đồng, trong đó 5.420 tỷ đồng là khoản vay ngắn hạn. Trong đó, nhiều khoản vay ngân hàng đã quá hạn thanh toán lãi và gốc với giá trị 2.200 tỷ đồng, không ít khoản vay khác cũng sắp đến hạn thanh toán vào đầu năm 2024.

Cùng với đó, khoản phải trả người bán ngắn hạn có giá trị 922 tỷ đồng. Pomina đang trong quá trình làm việc với các nhà cung cấp để gia hạn thanh toán cho các khoản phải trả nói trên

Theo đơn vị kiểm toán, các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Thép Pomina.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

  Khởi sắc thu hút FDI của Việt Nam vào công nghệ cao

Khởi sắc thu hút FDI của Việt Nam vào công nghệ cao

Việc các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới mở rộng đầu tư tại khắp các tỉnh, thành đã góp phần tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh.

Thủ tướng Chính phủ đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng Chính phủ đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 8/10/2024 đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Công nghệ cao, phát triển xanh được giới đầu tư quốc tế chú trọng tại Việt Nam

Công nghệ cao, phát triển xanh được giới đầu tư quốc tế chú trọng tại Việt Nam

Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.

Không hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam, UOB lại nâng lên rõ rệt

Không hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam, UOB lại nâng lên rõ rệt

Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.

Thấy gì khi tăng trưởng tín dụng gần gấp đôi huy động?

Thấy gì khi tăng trưởng tín dụng gần gấp đôi huy động?

Chênh lệch giữa tăng trưởng huy động vốn và tín dụng nới rộng bất chấp lãi suất tiền gửi liên tục được các ngân hàng điều chỉnh tăng kể từ tháng 4 đến nay. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái rất tích cực hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt.

Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên làm đậm thêm vai trò cung cấp của Việt Nam

Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên làm đậm thêm vai trò cung cấp của Việt Nam

Là dự án trọng điểm quốc gia, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) tại Vũng Tàu với tổng đầu tư hơn 5 tỷ USD phục vụ cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.