Anh Võ Nguyễn Vũ, chủ vườn ẩm thực dâu tằm 7 Săng cho biết, mô hình du lịch vườn ngày càng được nhiều du khách lựa chọn. Mô hình này cũng phát triển mạnh ở Tây Ninh trong vài năm trở lại đây.
Ở Tây Ninh có nhiều đặc sản có thể làm vườn du lịch. Tuy nhiên để thu hút du khách, chủ vườn phải chọn thêm những nông sản khác lạ. Và điểm nhấn của 7 Săng Farm chính là vườn dâu tằm.
Anh Vũ kể, từ năm 2019, anh đã đưa hơn 300 gốc dâu tằm về trồng trên mảnh vườn 1ha đất của mình.
Vườn dâu tằm của anh trồng nhiều loại giống khác nhau, từ dâu tằm Đà Lạt, dâu tằm ở tỉnh phía Bắc đến giống dâu ngọt của Đài Loan.
Quá trình chăm sóc không quá phức tạp. Sau 6 tháng chăm sóc, vườn dâu tằm của anh bắt đầu thu hoạch.
Dâu tằm thường ra trái theo mùa. Để có trái thường xuyên cho du khách thưởng lãm, anh Vũ học cách xử lý để dâu tằm ra trái quanh năm.
Cứ sau mỗi đợt thu hoạch, anh Vũ lại cắt bớt cành, lặt hết lá. Khi cây dâu tằm ra chồi mới cũng là lúc trái non ra theo.
Cứ xử lý lần lượt, mỗi năm, vườn dâu tằm của anh ra trái từ 5-6 đợt. Mỗi đợt, anh thu hoạch từ 500-600 kg trái.
Thay vì bán hết trái tươi cho thương lái, anh Vũ tự mày mò chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau để phục vụ cho những ai có nhu cầu.
Trong quá trình trồng dâu tằm, anh Vũ lân la tìm hiểu các mô hình du lịch sinh thái vườn ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.
Anh Vũ cho biết, cách làm các nơi là mở cửa phục vụ du khách, vừa vừa thu được tiền vé vào cổng, vừa bán được trái cây.
Tuy nhiên, nhiều vườn cây có nhược điểm là chỉ ra trái 1 vụ trong năm. Du khách tham quan vườn mà không được thưởng thức ngay tại chỗ do trái cây quá ít, hoặc chưa chín. Giá thu phí vào cổng không hợp lý cũng sẽ khó lôi kéo du khách quay trở lại.
Vì thế, anh Vũ xây dựng vườn dâu của mình thành vườn ẩm thực với đủ món ăn dân giã từ cá lóc đồng, đến ga ta thả vườn...
"Đặc biệt là du khách vào vườn không mất tiền mua vé, được hái và thưởng thức miễn phí những trái dâu tằm tươi ngon ngay tại vườn", anh Vũ nói.
Anh Vũ cho biết, vườn dâu tằm nằm ngay phía sau nhà hàng. Trong vườn dâu được bố trí nhiều hoạt động giải trí cho người lớn và trẻ em. Nếu du khách có nhu cầu mua dầu tằm về cũng sẽ được bán với "giá nhà vườn".
Trở vào phía trong nhà hàng, du khách sẽ tiếp tục thưởng thức các món ăn, thức uống làm từ dâu tằm tươi như: yaourt dâu tằm, rượu dâu tằm, sinh tố dâu tằm hay sản phẩm nước cốt dâu tằm được làm thủ công, đảm bảo vệ sinh và không chất bảo quản.
Sau thời gian tạm ngưng hoạt động vì dịch Covid-19, gần đây, nhiều điểm du lịch ở Tây Ninh đã mở cửa trở lại.
Không ít du khách cũng đã thay đổi thói quen, lựa chọn hình thức du lịch sinh thái khi tìm về với thiên nhiên thoáng đãng hoặc vào các vườn cây ăn trái.
Chị Đặng Thanh Hiền đến từ TP.HCM kể, chị tình cờ biết đến 7 Săng Farm trong một chuyến công tác lên Tây Ninh. Chị và những người bạn của mình đã quyết định đến tham quan, trải nghiệm.
Theo chị Hiền, dâu tằm là một trong những trái ngon trong mùa nắng nóng, được nhiều bà nội trợ lựa mua.
Vì thế, dù chỉ mới vào vụ nhưng thứ trái cây dân giã này đã tạo ra sức hút lớn. Giá dâu tằm hiện giao động từ 25.000-30.000 đồng/kg.
Nhiều trang thương mại điện tử cũng đang rao bán dâu tằm số lượng lớn. Theo đó, dâu tằm được đóng thành các thùng từ 5-10 kg.
Giá dâu tằm bán sỉ cũng rẻ hơn 40% so với giá mua trực tiếp tại các chợ, khoảng 10.000-25.000 đồng/kg.
Theo chị Hiền, mô hình du lịch vườn giúp người thành thị có dịp được trải nghiệm không gian cây trái, được hít thở không khí trong lành.
Chị đã tham quan nhiều vườn cây ăn trái khác nhau nhưng du lịch vườn dâu tằm thì chị mới biết lần đầu.
"Cách làm du lịch vườn với những loại cây trái độc lạ không chỉ giúp nhà nông tiêu thụ được sản phẩm mà còn làm đa dạng loại hình du lịch ở địa phương", chị Huyền nói.
Mới đây, UBND tỉnh Tây Ninh đã đăng ký 7 mô hình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương.
7 mô hình này do TP.Tây Ninh, thị xã Hoà Thành, Trảng Bàng và các huyện Gò Dầu, Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu triển khai trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Theo UBND tỉnh, chương trình NTM giai đoạn 2021-2025 sẽ có nhiều chuyên đề quan trọng như: Mỗi xã một sản phẩm, bảo vệ môi trường, chuyển đổi số hướng tới nông thôn mới thông minh và du lịch nông thôn.
Anh Vũ cho biết, du lịch Tây Ninh hồi phục mạnh mẽ trong thời gian gần đây nhờ nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của chính quyền địa phương.
"Tới đây, tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào vườn dâu tằm, chế biến ra nhiều món ngon từ dâu tằm để vườn dâu trở thành 1 điểm dừng chân khi du khách đến với Tây Ninh", anh Vũ cho biết.
Năm 2024, ngành du lịch được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế-xã hội của Việt Nam. Năm 2025, ngành phấn đấu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế, 120-130 triệu lượt khách nội địa.
Tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên không chỉ là công trình mang tính biểu tượng về phát triển hạ tầng giao thông TP.HCM mà còn hỗ trợ thành phố phát triển du lịch, nhất là du lịch xanh – bền vững kết vững kết nối các điểm đến văn hóa, lịch sử và giải trí đặc sắc của TP.HCM.
“Như một giấc mơ, mình chinh phục thành công rồi!” - tiếng hét tôi vang khi chinh phục thành công cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam Tà Năng - Phan Dũng. 2 ngày 1 đêm, chúng tôi cheo leo vượt dốc để rồi hạnh phúc vỡ oà khi “chạm trán” thiên nhiên hùng vĩ.
Trong lễ hội Hoa - Kiểng Chợ Lách diễn ra từ ngày 8 đến 12/1/2025 ngay trước Tết Nguyên đán, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) sẽ xác lập kỷ lục tuyến đường hoa kiểng do cộng đồng tạo tác dài nhất Việt Nam với chiều dài 15 km.
Đảo Phú Quốc nổi danh trên bản đồ du lịch thế giới vừa trở thành địa điểm mới trong mạng lưới bay của hãng hàng không Scoot của Singapore và China Eastern Airlines từ đất nước tỷ dân Trung Quốc.
TP.Thủ Đức (TP.HCM) mở lễ hội đón Giáng sinh 2024. Điểm nhấn bao gồm những cây thông từ Đà Lạt, Bảo Lộc, nghe biểu diễn thánh ca miễn phí, trải nghiệm rạp chiếu phim ngoài trời, mở hộp quà khổng lồ phát sáng…