Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội vừa có Thông báo về việc chấm dứt hoạt động đầu tư dự án “Trung tâm phân phối và mua sắm Hà Nội” tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Trước đó, Sở nhận được Thông báo chấm dứt hoạt động đầu tư dự án đề ngày 5/11/2021 Công ty này.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nhận được Thông báo chấm dứt hoạt động đầu tư dự án “Trung tâm phân phối và mua sắm Hà Nội” đề ngày 5/11/2021 của Tổng công ty Thương mại Hà Nội.
“Dự án đã được UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2849/QĐ-UBND ngày 02/6/2016, Nhà đầu tư thực hiện chấm dứt dự án theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư năm 2020”, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Tổng công ty Thương mại Hà Nội có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục thanh lý dự án đầu tư theo quy định tại khoản 8 Điều 57 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ có liên quan đối với Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
Mới đây, lãnh đạo UBND TP Hà Nội cũng cho biết, đã ban hành quyết định thu hồi 4 dự án tại huyện Mê Linh do các nhà đầu tư 10 năm không triển khai thực hiện hoặc có văn bản đề nghị trả lại, xin dừng thực hiện dự án.
4 dự án này gồm: KĐT mới Prime Group; KĐT mới Vinalines, KĐT mới BMC; KĐT mới Việt Á. Riêng đối với dự án KĐT mới Vinalines, UBND TP đã có chỉ đạo tạm dừng việc thực hiện quyết định thu hồi 12 tháng do có khiếu nại, kiến nghị của nhà đầu tư.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc