Thứ năm, 28/11/2024

Doanh nghiệp đi chào hàng Tết, tăng tốc cho thị trường cuối năm

14/12/2021 6:30 AM (GMT+7)

Nhiều doanh nghiệp đang tăng công suất, tăng ca chuẩn bị hàng Tết. Sản phẩm với bao bì Tết cũng đã được mang đi chào hàng, kỳ vọng thị trường Tết Nhâm Dần 2022 khởi sắc sau đợt "khủng hoảng" do Covid-19 vừa qua.

Cải tiến mẫu mã, nâng chất hàng Tết

Mang nhiều loại bánh kẹo với mẫu mã bắt mắt đến "Tuần lễ triển lãm sản phẩm ngành lương thực, thực phẩm" đang diễn ra tại Showroom Hàng xuất khẩu TP.HCM trên đường Nguyễn Huệ (quận 1), bà Trần Ngọc Thúy - Giám đốc xuất khẩu Bibica cho hay đây là những sản phẩm chủ lực phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

"Mùa Tết năm nay, chúng tôi cải tiến sản phẩm tương ứng với năm Dần, như có linh vật hổ trên sản phẩm. Ngoài cải tiến theo năm, chúng tôi cũng có cải tiến, ra mới và nâng cao chất lượng hơn để phục vụ thị trường cuối năm", bà Thúy nói.

Doanh nghiệp đi chào hàng Tết, tăng tốc cho thị trường cuối năm - Ảnh 1.

Bibica mang sản phẩm đến giới thiệu, chào hàng tại "Tuần lễ triển lãm sản phẩm ngành lương thực, thực phẩm". Ảnh: Hồng Phúc.

Đại diện Bibica cũng cho biết thêm, năm 2021, các doanh nghiệp sản xuất đều gặp khó khăn về đứt gãy chuỗi cung ứng nhưng vẫn cố gắng duy trì sản xuất.

Đặc biệt, với mùa Tết Nhâm Dần 2022, doanh nghiệp đảm bảo giá sản phẩm bán ra tương đương năm ngoái vì nhận thấy thu nhập của người dân bị ảnh hưởng do Covid-19. Đây được xem là một nỗ lực lớn vì các giá nguyên liệu đầu vào thời gian qua tăng rất cao do tình hình dịch bệnh.

Các doanh nghiệp lớn như Vissan, Ba Huân, Sagrifood… cũng như nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khác cũng đã có kế hoạch sản xuất hàng Tết và bắt đầu chào hàng Tết. Theo các doanh nghiệp, đây chính là cao điểm sản xuất hàng cho mùa Tết bởi chỉ còn khoảng hơn 1 tháng nữa là Tết Nhâm Dần 2022.

Đại diện Vissan cho biết thị trường Tết năm nay sẽ cung cấp hơn 2.800 tấn thực phẩm tươi sống và hơn 4.200 tấn thực phẩm chế biến. Còn Ba Huân, doanh nghiệp này có thể đáp ứng nguồn cung 1,5 triệu quả trứng mỗi ngày vào giai đoạn cao điểm cuối năm và Tết Nguyên đán, tăng 500.000-700.000 quả so với mức bình thường.

Tăng ca làm hàng Tết

Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM (FFA), thông tin hiện tất cả doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm đã trở lại sản xuất an toàn, đáp ứng các yêu cầu về phòng chống dịch với 80-100% công suất. 

"Thậm chí thời điểm này các doanh nghiệp còn tăng công suất, tăng ca để tăng lượng hàng hóa, ổn định giá cả, đảm bảo cung cấp hàng hóa đầy đủ, nhất là chuẩn bị dự trữ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán", bà Chi nói.

Doanh nghiệp đi chào hàng Tết, tăng tốc cho thị trường cuối năm - Ảnh 2.

Chủ tịch FFA - bà Lý Kim Chi, đánh giá việc tái khởi động các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp hậu giãn cách xã hội. Ảnh: Hồng Phúc.

Theo bà, trong bối cảnh tái sản xuất, phục hồi kinh doanh sau tác động nặng nề của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư ngành sản xuất hàng hóa thiết yếu vẫn đảm bảo được lực lượng lao động đủ đáp ứng quay lại sản xuất ngay và nhanh nhất. Hầu hết các doanh nghiệp đều được tạo điều kiện duy trì hoạt động sản xuất trong thời điểm giãn cách khắt khe nhất. 

Nhờ vậy, khi tái sản xuất trở lại, tình trạng thiếu hụt lao động trong các doanh nghiệp lương thực, thực phẩm không nghiêm trọng như các lĩnh vực khác. 

Tuy nhiên, trong thời gian tới, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn phải đối mặt với nhiều áp lực. Khó khăn nhất là nguồn vốn sản xuất. 

Nguồn vốn dự trữ của các doanh nghiệp trước đó đã phải trưng dụng cho các chi phí phát sinh trong thời gian duy trì sản xuất, đảm bảo các mặt hàng thực phẩm thiết yếu cho TP.HCM trong thời điểm giãn cách nên rất cần vay ngân hàng.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 14, cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc, lãi của khoản nợ, miễn giảm lãi, phí. Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ về vốn, tín dụng còn thấp. 

"Rào cản lớn nhất để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay là không đủ điều kiện về tài sản thế chấp theo tiêu chuẩn tín dụng bình thường của ngân hàng để vay vốn trong thời điểm thị trường, sản xuất khó khăn hiện nay. Mức giảm lãi suất còn thấp cũng là rào cản cho doanh nghiệp", Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM nhận định.

Bên cạnh các giải pháp hỗ trợ về vốn, bà Lý Kim Chi đánh giá việc tái khởi động các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp sẽ là hoạt động có ý nghĩa hỗ trợ doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm có cơ hội trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm cơ hội phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu sau đợt "khủng hoảng" vừa qua vì dịch Covid-19.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhiều đường bay đang cạn vé máy bay Tết

Nhiều đường bay đang cạn vé máy bay Tết

Còn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng nhiều đường bay từ TP.HCM đi các tỉnh khu vực miền Trung đã xuất hiện tình trạng khan chiếm vé máy bay.

Ngủ dậy vàng mất 2,4 triệu đồng/lượng, người mua "ôm" vàng khóc ròng

Ngủ dậy vàng mất 2,4 triệu đồng/lượng, người mua "ôm" vàng khóc ròng

Chốt phiên giao dịch sáng 26/11, giá vàng nhẫn giảm "sốc" đến 2,4 triệu đồng/lượng chiều mua vào. Điều này khiến những người "ôm" vàng khóc ròng vì trót lỗ.

Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Black Friday làm nhiều nơi phải không ngừng châm hàng, khách hàng tấp nập

Black Friday làm nhiều nơi phải không ngừng châm hàng, khách hàng tấp nập

Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.