Hoạt động xuyên suốt mùa dịch và thường xuyên đăng tuyển lao động nhưng Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt (Q.12), vẫn đang thiếu khoảng 10% lao động. Ông Trương Chí Thiện - Tổng giám đốc công ty này, cho biết, hiện tại, dù cố gắng thì cũng vun vén được, nhưng cái lo nhất là sắp tới dịp lễ tết, đơn hàng sẽ tăng lên thì không biết thế nào.
"Mọi năm, dịp lễ tết chúng tôi thường tuyển thêm lao động thời vụ để đáp ứng kịp thời các đơn hàng, nhưng năm nay phía phòng nhân sự thông báo về việc tuyển lao động thời vụ rất khó. Doanh nghiệp đang rất lo", ông Thiện nói.
Ông Nguyễn Ngọc Luận - nhà sáng lập và điều hành Công ty TNHH Liên kết thương mại Toàn Cầu, cũng cho biết, hiện DN cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động cho các đơn hàng cuối năm.
"Mọi năm, để chuẩn bị cho sản xuất cao điểm hàng tết, chúng tôi phải bổ sung thêm cả lao động phổ thông nhưng năm nay tới thời điểm này cũng gặp khó. Tuy nhiên, chúng tôi hiện vẫn cân đối được, chỉ sợ sắp tới nhiều đơn hàng thì hơi khó khăn", ông Luận chia sẻ.
Hoạt động trờ lại từ đầu tháng 11, thế nhưng đến nay số lao động của Công ty CP Thiên Hương (Q.12) đến làm việc chưa đạt 70%. Bà Lâm Thị Lý - Giám đốc nhân sự doanh nghiệp này, cho hay, đơn vị đang thiếu khoảng 100 lao động. Do đây là cao điểm làm hàng Tết, việc thiếu nhân công khiến đơn hàng cuối năm trì trệ, không kịp tiến độ giao hàng.
Hơn 45% doanh nghiệp phải trả thu nhập cao hơn trước dịch để thu hút lao động
Kết quả khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng), được tiến hành trên diện rộng trong tháng 10/2021, về khảo sát nhanh khó khăn về lao động của doanh nghiệp với 3.440 ý kiến trả lời.
Theo đó, 30% số doanh nghiệp trả lời cho biết họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động nói chung và đặc biệt các lao động có trình độ chuyên môn.
Hơn 45% doanh nghiệp khi được hỏi cho là phải đưa ra mức thu nhập cao hơn so với trước dịch để thu hút lao động trở lại.
Không chỉ thiếu lao động có tay nghề, DN này hiện còn không tuyển được nhân viên thời vụ để bán hàng hội chợ cuối năm.
Theo chia sẻ của bà Lý, nguyên nhân là trong giai đoạn dịch bệnh, nhiều lao động về quê không quay trở lại; mặt khác đây là thời điểm cuối năm, các DN đều tuyển thêm lao động nên có sự cạnh tranh ở nhiều đơn vị.
"Dù công ty có chế độ khá tốt nhưng chỉ cần một DN khác nhích lương thêm một chút, nhiều lao động sẵn sàng "dứt áo" ra đi", bà Lý, than thở.
Có thể thấy, bài toán thiếu lao động cuối năm đang xảy ra ở khá nhiều DN. Ông Nguyễn Phước Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), dự báo, sự thiếu hụt lao động có thể gia tăng, bởi rất đông người lao động rời thành phố về quê vẫn chưa quay trở lại. Hơn nữa, từ khi tái khởi động, số ca F0 được phát hiện tại các doanh nghiệp lại gia tăng, khiến nhân sự trong mỗi dây chuyền sản xuất bị thiếu hụt, năng suất có thể giảm sút…
Thông tin từ Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, tính đến nay, số lao động quay trở lại thành phố là gần 40.000 người, trong đó số người từ các tỉnh Tây Nam Bộ là hơn 16.500, Tây Nguyên là 478 và Đông Nam Bộ là hơn 22.700.
"Hiện TP.HCM có nhu cầu tuyển 33.000 - 42.000 lao động, chủ yếu là lao động phổ thông. Trong đó, 70% nhu cầu liên quan các ngành như may mặc, giày da, cơ điện điện tử, chế biến và các ngành thương mại, dịch vụ khác" - đại diện Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, cho hay.
Trong khi đó, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (FALMI), đưa ra 2 kịch bản về nhu cầu nhân lực trong thời gian tới.
Kịch bản thứ nhất, tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng phức tạp, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế - xã hội, dự kiến nhu cầu nhân lực năm 2022 cần khoảng 255.000 - 280.000 chỗ làm việc.
Cụ thể, nhu cầu nhân lực quý I cần khoảng 71.500 - 78.500 chỗ làm việc; quý II cần khoảng 59.600 - 65.500 chỗ làm việc; quý III cần khoảng 60.600 - 66.500 chỗ làm việc; quý IV cần khoảng 63.300 - 69.500 chỗ làm việc.
Kịch bản thứ hai, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, diễn biến theo chiều hướng tích cực, dự kiến nhu cầu nhân lực năm 2022 cần khoảng 280.000 - 310.000 chỗ làm việc.
Trong đó, nhu cầu nhân lực quý I cần khoảng 78.500 - 86.900 chỗ làm việc; quý II cần khoảng 65.500 - 72.500 chỗ làm việc; quý III cần khoảng 66.500 - 73.500 chỗ làm việc; quý IV cần khoảng 69.500 - 77.100 chỗ làm việc.
Theo Bộ Công an, biển số xe ô tô và mô tô từ ngày 1/1/2025 sẽ được áp dụng mẫu mới cùng quy định về cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật, quy cách.
Nhiều đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên đang rất căng thẳng. Một số đường bay còn cạn vé trong ngày đầu và ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết.
Kiểm tra nhiều điểm kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận Bình Tân, TP.HCM, đội Quản lý thị trường (QLTT) số 16 đã phát hiện và xử lý trên 1.000 sản phẩm hàng hóa là thực phẩm đóng gói sẵn, không đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 từ mức 6% lên 6,4% nhờ sản xuất phục hồi và nền kinh tế tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu.
Theo các nhà sản xuất và bán lẻ, mùa Tết năm nay, doanh nghiệp và người dân có xu hướng chuộng giỏ quà Tết tiết kiệm chỉ từ 100.000 - 200.000 đồng. Sản phẩm trong giỏ quà Tết phải thiết thực, đáp ứng nhu cầu thay vì những mặt hàng xa xỉ.
Trong tổng số hơn 81.000 căn nhà ở chờ cấp giấy chứng nhận tại TP.HCM, cơ quan chức năng đã thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 43.121 căn, chiếm tỷ lệ 53%.