Thứ tư, 24/04/2024

Đồng Ruble ngày càng mạnh, che giấu những bất ổn của kinh tế Nga

25/06/2022 6:00 AM (GMT+7)

Theo truyền hình Tagesschau của Đức, bất chấp các lệnh trừng phạt, đồng Ruble của Nga vẫn mạnh hơn so với những năm trước. Nhưng trên thực tế, tỷ giá hối đoái của đồng tiền này đang "che giấu" các vấn đề của nền kinh tế Nga và có thể gây nhiều hệ lụy cho đất nước này.

Trong bối cảnh Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và phải đối mặt với rất nhiều biện pháp trừng phạt chưa từng có, nước này vẫn thể hiện hết thành công này đến thành công khác về kinh tế.

Lãi suất cơ bản đã trở lại mức trước cuộc xung đột. Lạm phát đã được kiềm chế và đồng Ruble mạnh hơn nhiều so trước.

Đồng Ruble ngày càng mạnh, che giấu những bất ổn của kinh tế Nga - Ảnh 1.

Đồng Ruble mạnh sẽ khiến hàng xuất khẩu trở nên đắt đỏ hơn. (Nguồn: Reuters)

Tạp chí The Economist của Anh dự báo rằng Nga có thể tạo ra thặng dư thương mại 250 tỷ USD trong năm 2022. Tất cả những điều này tạo ra ấn tượng rằng các lệnh trừng phạt không hiệu quả như kế hoạch. Tuy nhiên trên thực tế, các chuyên gia kinh tế cảnh báo không nên đưa ra kết luận vội vàng.

Giáo sư kinh tế Nataliya Subarevich tại Đại học Tổng hợp Moscow cho rằng Ngân hàng trung ương Nga đã đối phó một cách chuyên nghiệp trước những khó khăn của nền kinh tế Nga sau khi cuộc xung đột nổ ra, nhưng những thách thức lớn nhất đối với Nga vẫn còn ở phía trước.

Nhập khẩu giảm mạnh

Giáo sư Nataliya Subarevich khẳng định đúng là lạm phát của nền kinh tế Nga trong 3 tuần qua gần như không có, nhưng điều này là do nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm mạnh. Do đó, có thể nói rằng kinh tế Nga hiện không có lạm phát, thậm chí giảm phát, vì "đơn giản là người dân ngừng mua hàng".

Theo Giáo sư Subarevich, ít ai có thể dự đoán được giá năng lượng lại tăng mạnh như vậy. Điều này dẫn đến một dòng tiền khổng lồ chảy vào cường quốc xuất khẩu năng lượng, trong khi đó khối lượng nhập khẩu giảm mạnh. Chênh lệch xuất khẩu-nhập khẩu quá lớn khiến thặng dư thương mại dự kiến lên tới 250 tỷ USD, cao gấp đôi so với năm 2021.

Nhưng trong khi giá khí đốt và dầu mỏ xuất khẩu tăng rất mạnh, Nga khó có thể nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa cần thiết do lệnh trừng phạt. Vì vậy, lượng cung không đủ so với khả năng chi tiêu của nền kinh tế.

Thiếu các trang thiết bị, linh kiện cho lĩnh vực công nghiệp

Trên thực tế, những mặt hàng nhập khẩu này rất cần thiết. Linh kiện và phụ tùng thay thế đặc biệt thiếu trong các ngành như cơ khí, giao thông, công nghiệp năng lượng.

Theo Giáo sư Subarevich, hoạt động sản xuất đang bị đình trệ khiến nền kinh tế Nga bị đình trệ theo.

Chỉ gần đây tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom mới biện minh cho việc giảm khối lượng khí đốt cung cấp cho Đức do vấn đề kỹ thuật, thiếu các máy nén khí cần thiết.

Theo cáo buộc từ Gazprom, tập đoàn Siemens của Đức đã không đưa máy nén khí được sửa chữa ở nước ngoài trở lại Nga như kế hoạch. Siemens cho biết điều này không thể được thực hiện vì các lệnh trừng phạt.

Đồng tiền mạnh làm xuất khẩu đắt hơn

Ngoài ra, nhiều người Nga thực sự rơi vào tình trạng thất nghiệp - ngay cả khi trên giấy tờ, họ vẫn tiếp tục nhận một phần tiền lương hoặc nhận được ruộng đất để canh tác nông nghiệp.

Đồng Ruble mạnh cũng có thể là bước lùi của "nhà vô địch xuất khẩu năng lượng" Nga. Vì đồng Ruble mạnh sẽ khiến hàng xuất khẩu trở nên đắt đỏ hơn.

Ngoài ra, trên thực tế hiện đồng Ruble không thể hoán đổi với các ngoại tệ quan trọng khác như USD và Euro.

Đồng Ruble được giữ ở mức cao "một cách giả tạo"?

Chuyên gia kinh tế Sergey Suwerov cũng cảnh báo rằng tỷ giá hối đoái của đồng Ruble hiện không phù hợp với thông lệ thị trường.

Chuyên gia này cho biết, giá trị của đồng Ruble hiện đã hoàn toàn tách rời khỏi tình hình kinh tế thực tế của đất nước. Theo Ngân hàng trung ương Nga, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga có thể giảm 10% trong năm nay.

Chuyên gia Suwerovcho rằng giá trị đồng Ruble cần phải tương quan với điều này. Nhưng hiện tại, đồng Ruble đang "mạnh một cách giả tạo".

Mặc dù vậy, nếu không có đồng Ruble mạnh như hiện tại, lạm phát của nền kinh tế Nga có thể sẽ tăng gấp đôi, thậm chí khoảng 30 - 40%.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

VN-Index tăng hơn 28 điểm, trở lại mốc 1.200 điểm

VN-Index tăng hơn 28 điểm, trở lại mốc 1.200 điểm

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (24/4), VN-Index tăng 28,21 điểm (2,4%), lên mức 1.205,61 điểm; HNX-Index tăng 5,24 điểm (2,35%), lên mức 227,87 điểm.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Quý I năm nay, mảng dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) nước ngoài tiếp tục đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng của FPT với doanh thu đạt 6.999 tỷ đồng (tăng 29%).

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

Các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam (trừ các đại lý đổi ngoại tệ được phép thoái hối đặt tại khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu nước

Chứng khoán lại dò "đáy"

Chứng khoán lại dò "đáy"

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/4) lại giảm tới 12,82 điểm (-1,08%), xuống 1.177,4 điểm.

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

Đây là đề xuất được nhiều chuyên gia đưa ra tại buổi tọa đàm “Nắn dòng kiều hối vào hạ tầng” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức sáng 23/4.

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Trước khi bước vào phiên đấu thầu chính thức lúc 9h sáng nay (23/4), giá niêm yết của vàng bất ngờ lao dốc.