Theo Batdongsan.com.vn, thời gian qua, thị trường bất động sản chững lại vì nhiều nguyên nhân như ảnh hưởng dịch bệnh, kiểm soát tín dụng cùng vướng mắc pháp lý. Bởi vậy, dòng tiền đầu tư vào bất động sản đang có xu hướng dịch chuyển từ Nam ra Bắc và miền Trung. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng dòng tiền sẽ sớm quay lại khu vực phía Nam.
Thực tế, theo dữ liệu của Batdongsan.com trong 8 tháng năm 2022, hiện nay thị trường bất động sản miền Nam, đặc biệt là tại TP.HCM chứng kiến lượng quan tâm đang tăng mạnh hơn so với nhiều tỉnh phía Bắc.
Trong khi lượt tìm kiếm bất động sản toàn thị trường Hà Nội chỉ tăng 4% trong 8 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2021, thì TP.HCM đạt mức tăng 17% và tăng ở hầu hết các loại hình. Cụ thể, mức độ quan tâm đến chung cư, nhà riêng và đất của TP. HCM tăng lần lượt là 17%, 9% và 8%.
Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn lý giải điều này bởi vì: "Một phần lớn nhà đầu tư bất động sản ở miền Nam đến từ miền Bắc, trong 2 năm dịch bệnh vừa qua, họ đã rút tiền về đầu tư vào các khu vực lân cận khiến cho sự quan tâm đối với bất động sản phía Bắc tăng khá mạnh.
Khi lượng quan tâm tăng, bất động sản miền Bắc bị đẩy mặt bằng giá lên cao, dòng tiền của nhà đầu tư sau đó lại tìm đến những khu vực có mặt bằng giá ổn định hơn như miền Trung và vào đến miền Nam.
Trong dài hạn, dòng tiền sẽ ở lại với TP.HCM và miền Nam nói chung vì những yếu tố sau: kinh tế khu vực phía Nam vốn là đầu tàu cả nước, kinh tế bền vững giúp cho thu nhập của người dân bền vững và khả năng chi trả cho mặt hàng bất động sản tốt.
Đồng thời, mặt bằng giá bất động sản tại đây nhìn chung duy trì ở mức ổn định; hơn nữa, sau Covid-19, kinh tế khu vực phía Nam ngày càng phục hồi, đặc biệt là các khu công nghiệp với lượng lớn người lao động quay trở lại, thúc đẩy nhu cầu về bất động sản tăng."
Trong lúc thanh khoản thị trường sụt giảm ở hầu hết các phân khúc thì thị trường chung cư lại tăng mạnh về nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Dữ liệu của Batdongsan.com.vn ghi nhận trong 8 tháng đầu năm 2022, nhu cầu tìm kiếm căn hộ chung cư tại Hà Nội và TP.HCM đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, lượt tìm mua chung cư Hà Nội và TP.HCM tăng lần lượt 9% và 4%. Lượt tìm thuê chung cư tại 2 thành phố này còn tăng mạnh hơn, lần lượt là là 25% và 48%.
Thu hút lượng quan tâm lớn, loại hình chung cư có mặt bằng giá rao bán gia tăng trong 8 tháng qua. Đáng chú ý, tốc độ tăng giá chung cư Hà Nội cao khoảng gấp đôi thậm chí gấp ba so với TP.HCM, tùy từng phân khúc. Các phân khúc căn hộ tại Hà Nội có giá rao bán tăng từ 15% đến 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá rao bán chung cư bình dân, trung cấp và cao cấp ở TP.HCM tăng lần lượt là 3%, 5,5% và 8%.
Theo ghi nhận, thị trường chung cư Hà Nội, căn hộ trung cấp (30 - 50 triệu đồng/m2) có giá rao bán tăng cao nhất (15,5%). Đây là phân khúc thu hút lượng quan tâm lớn nhất và tăng mạnh nhất (10%), lượng tin đăng cũng tăng 11%.
Còn ở TP.HCM, căn hộ cao cấp (55 triệu đồng/m2) đứng đầu về tốc độ tăng giá rao bán, mức độ quan tâm và cả số lượng tin đăng. Cụ thể, giá rao bán chung cư cao cấp TP.HCM tăng 8%, lượt tìm mua tăng 16% và lượng tin đăng tăng đến 25%.
Ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam nhận định những năm qua, nền giá chung cư TP.HCM cao hơn đáng kể so với Hà Nội. Nhưng đến hiện tại, mức giá điều chỉnh gần như ngang nhau song lại diễn ra trên 2 nền giá khác nhau thì tỷ lệ % thay đổi tất yếu sẽ chênh lệch.
Đồng thời, trong vài năm trở lại đây, đất nền ở các vùng ven Hà Nội đã trải qua các cơn "sốt", qua đó đẩy giá mặt bằng chung của các phân khúc khác như chung cư lên cao. Trong đó, phân khúc cao cấp có giá rao bán, mức độ quan tâm và lượng tin đăng tăng cao nhất thị trường chung cư TP.HCM.
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.
Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.