Đó là những thông tin được ông Nguyễn Huy Bình, Trưởng phòng kế hoạch đầu tư Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM, chia sẻ với báo chí tại buổi họp báo về phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế.
Theo ông Bình, hiện tại dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng nhưng trong thời gian qua, dự án gặp vướng liên quan đến thủ tục tái cấp vốn. Do đó, TPHCM đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung giải quyết vướng mắc để công trình sớm hoàn thành đưa vào vận hành.
“Đến nay, các thủ tục liên quan đến trung ương cơ bản đã được giải quyết. Thành phố đang cùng các nhà đầu tư tập trung triển khai các công đoạn cuối cùng. Dự kiến trong năm 2022, công trình sẽ cơ bản hoàn thành và đến năm 2023 sẽ hoàn tất công tác thanh quyết toán liên quan”, ông Bình nói thêm.
Chia sẻ thêm về dự án, ông Bình cho rằng trong quá trình tạm ngưng thực hiện, những kỹ thuật đã được các đơn vị tính toán, vì vậy không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng. Đồng thời, tổng mức đầu tư không tăng so với hợp đồng ký kết.
Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) với hợp đồng BT, TP.HCM sẽ thanh toán khoảng 16% giá trị hợp đồng bằng quỹ đất cho nhà đầu tư, còn 84% thanh toán bằng tiền mặt. Dự án được khởi công giữa năm 2016, dự kiến hoàn thành năm 2018.
Đến tháng 11-2020, dự án phải tạm ngưng thi công (khối lượng thi công dự án đã đạt 90%) do UBND TPHCM chưa ký phụ lục hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao) gia hạn thời gian thực hiện dự án (hợp đồng đã hết hạn từ tháng 6-2020).
Đầu tháng 4-2021, Thủ tướng Chính Phủ ký Nghị quyết 40, tháo gỡ vướng mắc để TP.HCM tiếp tục triển khai dự án theo cơ chế đặc thù nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế, tránh lãng phí nguồn lực đã đầu tư. UBND TPHCM được giao chịu trách nhiệm trong quá trình hoàn thành dự án đúng theo quy định; đồng thời thanh toán cho nhà đầu tư và rà soát, loại bỏ các chi phí bất hợp lý.
Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.