Bộ GTVT vừa có văn bản gửi đến Ban Quản lý dự án Thăng Long về tiến độ thực hiện dự án Phan Thiết - Dầu Giây thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 (2017-2020). Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu đơn vị này phải chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án trên.
Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài 99 km, tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, nối Đồng Nai và Bình Thuận. Dự án được khởi công vào tháng 9/2020, dự kiến hoàn thành cuối năm nay. Tuy nhiên, hiện công trường vẫn còn rất ngổn ngang, nhiều đoạn chưa đắp nền.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, đoạn Phan Thiết – Dầu Giây phải đảm bảo thông xe kỹ thuật vào ngày 31/12/2022. Cuối tháng 11 vừa qua, Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã đi kiểm tra và yêu cầu Ban quản lý dự án phải báo cáo tiến độ từng ngày từng giờ cho thứ trưởng phụ trách "chậm ngày nào là chịu trách nhiệm ngày đó.
Vì vậy, Bộ GTVT giao Ban Quản lý dự án Thăng Long (đơn vị quản lý dự án) căn cứ kế hoạch tiến độ đã lập để tổ chức theo dõi, đánh giá từng ngày nhằm kịp thời yêu cầu các nhà thầu khắc phục ngay tồn tại và thi công đảm bảo tiến độ.
Trường hợp nhà thầu chậm tiến độ theo cam kết, không có khả năng khắc phục, Ban Quản lý dự án Thăng Long phải kiên quyết điều chuyển khối lượng, hoặc bổ sung thầu phụ để thi công đúng tiến độ.
Đi vào cụ thể, Bộ GTVT yêu cầu đối với gói thầu 1-XL do Cienco8 thực hiện, cần theo dõi chặt chẽ việc huy động thiết bị, nhân lực và tổ chức thi công. Nếu nhà thầu chưa thực hiện đúng cam kết, kiên quyết xử lý ngay theo quy định hợp đồng, điều chuyển khối lượng trong liên danh hoặc bổ sung ngay thầu phụ thi công.
Ban Quản lý dự án Thăng Long cũng phải yêu cầu Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường khẩn trương huy động đủ thiết bị, nhân công đúng tiến độ cam kết, tập trung thi công đường đầu cầu và hoàn thiện mặt cầu đảm bảo tiến độ chung.
Tại gói thầu 2-XL và 3-XL, Bộ GTVT yêu cầu chỉ đạo nhà thầu Phương Thành cần khẩn trương tăng cường thiết bị đào phá đá đảm bảo hoàn thành trước 10-12-2022. Nhà thầu Vinaconex chủ động nguồn vật liệu đất và tăng cường nhân lực để thi công…
Đối với nhà thầu Cienco6, Ban Quản lý dự án Thăng Long được giao thường xuyên kiểm tra nguồn tài chính. Trường hợp, nhà thầu không bố trí đủ nguồn tài chính, có nguy cơ ảnh hưởng tiến độ chung cần kiên quyết xử lý theo quy định hợp đồng.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.