Thứ sáu, 17/05/2024

Con đường mãi đẹp trong lòng dân Đất Thủ

18/12/2022 7:00 PM (GMT+7)

Với người dân Đất Thủ - Bình Dương, con đường Hàng Dương xưa, hay đường Bạch Đằng hôm nay mãi là con đường đẹp nhất.

Đường Bạch Đằng không chỉ đẹp bỡi phong cảnh hữu tình, bỡi ánh đèn lung linh mà còn đẹp vì bề dày lịch sử văn hóa. Đường Bạch Đằng vẫn đang viết tiếp dòng hồi ức của nhịp sống đô thị hôm nay.

Đường Bạch Đằng xưa

Ông Trần Vĩnh An, người dân sống lâu năm ở phường Phú Cường (TP.Thủ Dầu Một) kể, những tuyến đường nằm dọc sông luôn mang lại cho người ta sự hoài niệm. Đường Hàng Dương xưa, hay đường Bạch Đằng hôm nay vẫn đang lưu giữ dùm ông ký ức sống động một thời.

Đó là ký ức về tuổi thơ được tung tăng cùng cha mẹ; cùng bạn bè dạo mát với những trò nghịch gọn; cùng gia đình những chiều bên nhau đầy niềm vui.

Xa hơn nữa trong trí nhớ của người Bình Dương xưa, đường Hàng Dương đẹp không khác nào bức tranh thủy mặc. Đó là con đường chạy dọc triền sông Sài Gòn êm đềm, tĩnh lặng và hàng dương xanh tỏa bóng.

Đường Hàng Dương được xem là con đường xưa nhất, đẹp nhất Bình Dương ngày xưa. Ảnh: T.L

Đường Hàng Dương được xem là con đường xưa nhất, đẹp nhất Bình Dương ngày xưa. Ảnh: T.L

Vì xưa nhất nên đường Hàng Dương cũng gắn liền với hàng loạt dấu tích của vùng đất Thủ Dầu Một. Theo các tư liệu, đặc điểm làm nên tên gọi "Thủ Dầu Một" chính là ngọn đồi Phú Cường nằm bên tả ngạn sông Sài Gòn, trên đường Hàng Dương. Nơi đây trồng toàn cây dầu, và có một cây dầu cao lớn trăm tuổi, nổi trội hơn tất cả.

Trên đường Hàng Dương xưa, chợ Thủ Dầu Một như một nét chấm phá nổi bật. Mỗi ngày ở nơi đó, những chuyến xe thổ mộ cứ đều đặn chở khách, chở hàng, lọc cọc từ chợ Thủ đi, về. Và một điểm nhấn không thể không nhắc đến chính là ngôi trường Bá Nghệ nổi tiếng một thời.

Trong cuốn sách "Bình Dương 300 năm: Đất lành chim đậu", nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng đã viết: Nam Bộ có nhiều "Thủ" lắm. "Thủ" vừa là thị tứ vừa là đồn binh canh giữ an ninh.

"Sài Gòn có Thủ Ngữ. Cạnh Bình Dương có Thủ Đức. Bản thân Bình Dương có Thủ Dầu Một, xa xưa đã là thị tứ. Bình Dương vốn mang gen đô thị từ 300 năm", sách viết.

Đường Hàng Dương xưa là đường Bạch Đằng ngày nay. Ảnh: Trần Khánh

Đường Hàng Dương xưa là đường Bạch Đằng ngày nay. Ảnh: Trần Khánh

Ông An cho rằng, đây là một kiến giải thú vị về bản sắc làm nên nội lực của đô thị Thủ Dầu Một ngày nay. Đường Hàng Dương xưa với những dấu ấn văn hóa sâu đậm, đến những đổi thay mạnh mẽ trong quá trình đô thị hóa của đường Bạch Đằng ngày nay là một minh chứng cụ thể.

Con đường Hàng Dương như một thứ keo kết dính, tìm về quá khứ, ngắm nhìn dấu vết xưa để tự hào khi hướng về tương lai. Ngày nay, từng phiến đá hoa cương mới cóng trên tuyến đường đi bộ sẽ ghi dấu kỷ niệm những ngày du khách đến với Đất Thủ - Bình Dương.

Phố đi bộ Bạch Đằng hôm nay

Ngày 2/9 vừa qua, tỉnh Bình Dương long trọng khánh thành phố đi bộ và chợ đêm Bạch Đằng, một công trình trọng điểm chào mừng 77 năm ngày Quốc khánh.

Hoàng hôn là thời điểm lý tưởng mà đường Bạch Đằng dành tặng du khách.  Không gian yên bình, thư thái giúp mọi người thả hồn mình vào nắng chiều. Cơn gió miên man từ dòng sông Sài Gòn sẽ giúp cuốn đi muộn phiền. Ảnh: Trần Khánh

Hoàng hôn là thời điểm lý tưởng mà đường Bạch Đằng dành tặng du khách. Không gian yên bình, thư thái giúp mọi người thả hồn mình vào nắng chiều. Cơn gió miên man từ dòng sông Sài Gòn sẽ giúp cuốn đi muộn phiền. Ảnh: Trần Khánh

Trước đó, dự án Phố đi bộ Bạch Đằng được khởi công từ năm 2017, có diện tích hơn 2,4ha; chiều dài đoạn đường 762m với tổng vốn đầu tư hơn 650 tỷ đồng.

Công trình có công viên đi bộ rộng 15m chạy dọc bờ sông Sài Gòn với nhiều cây xanh, hạng mục tiểu cảnh, hệ thống thoát nước, đèn đường chiếu sáng và đèn trang trí hiện đại.

Với lợi thế trên bến dưới thuyền, phố đi bộ Bạch Đằng đã trở thành địa điểm lý tưởng để tổ chức sự kiện, đặc biệt vào những ngày lễ Tết. Đến với Bình Dương, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa giải trí ý nghĩa.

Theo ông An, làm phố đi bộ Bạch Đằng từ con đường Hàng Dương là một ý tưởng rất hay. Từ khi khánh thành, cảnh quang ở đây càng thêm khoáng đạt.

"Với các bạn trẻ, phố đi bộ là một trải nghiệm mới mẻ. Với những người lớn tuổi, sáng sáng chiều chiều ra đây tập thể dục, người ta như muốn sống lâu và sống nhiều hơn nữa", ông An tâm sự.

Khu phố ẩm thực sẵn sàng phục vụ du khách. Ảnh: Trần Khánh

Khu phố ẩm thực sẵn sàng phục vụ du khách. Ảnh: Trần Khánh

Sau khi tham quan, đi bộ, du khách sẽ đến với khu ẩm thực, để uống nước ăn vặt, chuyện trò trong không gian yên tĩnh, trong lành. Dọc tuyến đường, những chiếc xe lưu động đầy ắp các loại thức, nước uống luôn sẵn sàng phục vụ.

Chị Ngọc Nga, chủ một gian hàng trong khu phố ẩm thực kể, trước kia chị bán hàng rong khắp các con đường ở Thủ Dầu Một. Chị chuyển gian hàng về đây từ ngày khai trương phố đi bộ Bạch Đằng.

Theo chị Nga, từ ngày khánh thành, phố đi bộ Bạch Đằng và khu ẩm thực đã giải được cơn khát về địa điểm tổ chức sự kiện, vui chơi của cư dân TP.Thủ Dầu Một; tạo thành tạo thành điểm đến thú vị với các bạn trẻ và du khách.

Khu phố ẩm thực tận dụng được không gian ven sông, lại được tổ chức quản lý tốt nên trật tự, vệ sinh tốt hơn. "Từ khi chuyển tới đây thì lượng khách của mình tăng lên và có thêm nhiều khách mới", chị Nga nói.

Càng về đêm, phố đi bộ Bạch Đằng càng lung linh sắc màu; trở thành điểm sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí thú vị. Ảnh: Trần Khánh

Càng về đêm, phố đi bộ Bạch Đằng càng lung linh sắc màu; trở thành điểm sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí thú vị. Ảnh: Trần Khánh

Ông Võ Chí Thành - Phó Chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một cho biết, việc cải tạo, nâng cấp các tuyến đường trung tâm, tạo bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại là một trong những chủ trương lớn được thành phố tập trung đầu tư.

Việc đưa vào hoạt động chợ đêm và phố đi bộ Bạch Đằng có ý nghĩa văn hóa, xã hội quan trọng. Đây là sân chơi, nơi sinh hoạt văn hóa của các tầng lớp nhân dân, người lao động sau những ngày làm việc vất vả.

"Về lâu dài, công trình còn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch, với nhiều chương trình nghệ thuật như biểu diễn du thuyền, dù lượn, mô tô nước và những hoạt động thể thao dưới nước khác", ông Thành chia sẻ.
Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

Lễ hội Bánh mì đang diễn ra tại TP.HCM thu hút rất đông người dân và du khách. Lễ hội năm nay thay đổi địa điểm tổ chức, kỳ vọng mang lại nhiều trải nghiệm thú vị về ẩm thực cho khách tham quan.

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Lễ hội Bánh mì, nhớ đi bằng được!

Lễ hội Bánh mì, nhớ đi bằng được!

Chưa nước nào thống kê được, có bao nhiêu loại bánh mì, nói chi cả thế giới và số lượng không ngừng gia tăng. Điều chắc chắn, bánh mì phổ biến nhất, lâu đời nhất, được làm từ bột mì, trộn nước và nướng.

Cháo đậu cà, món ăn giải nhiệt hoài niệm của người Hà Nội

Cháo đậu cà, món ăn giải nhiệt hoài niệm của người Hà Nội

Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon, làm xiêu lòng biết bao thực khách. Trong đó, món cháo đậu cà bình dân ít người biết tới nhưng luôn là thức quà đặc biệt với người Hà Nội.

Giới trẻ TP.HCM chi gần chục triệu cho thú chơi matcha

Giới trẻ TP.HCM chi gần chục triệu cho thú chơi matcha

Không chỉ sẵn sàng chi 200.000 đồng cho ly matcha cao cấp 100 ml, nhiều người trẻ đầu tư gần chục triệu đồng để sở hữu dụng cụ tự pha chế tại nhà.

Tin vui: Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Hiroshima

Tin vui: Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Hiroshima

Đón hè sôi động, hãng hàng không Vietjet tưng bừng khai trương đường bay thẳng Hà Nội - Hiroshima, đường bay thứ tám của Vietjet giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản và đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Hiroshima.