Chủ nhật, 24/11/2024

Gạo ngon, vải thiều tươi Việt Nam lên kệ đại siêu thị Nhật Bản

04/07/2022 6:30 AM (GMT+7)

Vải thiều tươi, thanh long, gạo ST25,... là những nông sản của Việt Nam đang được người Nhật Bản ưa chuộng.

Vải thiều tươi Việt Nam lên kệ đại siêu thị của Nhật Bản

Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, tại “Tuần hàng Việt Nam tại hệ thống siêu thị AEON tại Nhật Bản”, những loại trái cây tươi của Việt Nam rất được ưa chuộng.

Được biết, đây là hoạt động thường niên do Bộ Công Thương, UBND thành phố Hà Nội đồng chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Aeon Nhật Bản tổ chức từ ngày 01 - 03/7 tại Trung tâm thương mại Aeon Lake Town Mori, tỉnh Saitama và tại tất cả các siêu thị, cửa hàng bán lẻ (GMS) thuộc hệ thống Aeon tại Nhật Bản.

Với chủ đề “Việt Nam phát hiện mới”, các loại hoa quả nhiệt đới của Việt Nam như chuối, thanh long, xoài, dừa, hoa tươi…, trái vải tươi của Việt Nam là điểm nhấn của Tuần hàng năm nay, bên cạnh những sản phẩm truyền thống như mỳ tôm, phở khô, bánh tráng, gia vị, café, bia, rượu...); thủy sản (cá basa trắng), dệt may, da giày, đồ gia dụng,...

Gạo ngon, vải ngọt của Việt Nam lên kệ đại siêu thị Nhật Bản - Ảnh 1.

Vải thiều Việt Nam trên kệ của đại siêu thị của Nhật Bản. Ảnh: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản.

Đặc biệt, theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, với hương thơm dịu và vị ngọt đậm đặc trưng, trái vải thiều Việt Nam được người dân Nhật Bản yêu thích sẽ được bày bán rộng rãi trên toàn hệ thống siêu thị của AEON. 

Tập đoàn AEON dự kiến khoảng 30 tấn trái vải tươi và 2,5 tấn chuối tươi của Việt Nam sẽ được bán tới tay người tiêu dùng Nhật Bản trong 3 ngày diễn ra tuần hàng. 

Chính thức bán 100 tấn gạo ST25 sang Nhật Bản

Không chỉ có trái vải tươi, ngày 1/7/2022 tại Tokyo, sự kiện quảng bá sản phẩm gạo Việt Nam lần đầu tiên được bày bán tại thị trường Nhật Bản được tổ chức bởi Liên minh Ngân hàng Kiraboshi, Công ty Suntomi Internatianal, Công ty Spice House và Tập đoàn Tân Long, với sự bảo trợ của Bộ Công Thương Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Tập đoàn Nikkoku Trust. 

Gạo ngon, vải ngọt của Việt Nam lên kệ đại siêu thị Nhật Bản - Ảnh 2.

Lễ ra mắt thương hiệu gạo A An - Việt Nam tại Nhật Bản. Ảnh: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản.

Sự kiện nhằm mục đích quảng bá hình ảnh sản phẩm gạo Việt Nam lần đầu tiên được bày bán chính thức tại các siêu thị, cửa hàng tại thị trường Nhật Bản; phổ biến thông tin rộng rãi đến cộng đồng người Việt Nam tại Nhật nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.

Tại sự kiện, đại diện nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam và đại diện nhập khẩu phía Nhật Bản đã có những bài giới thiệu cụ thể về quy trình sản xuất gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, quy trình đưa sản phẩm gạo Việt Nam vào bày bán tại thị trường Nhật Bản, công bố thông tin 100 tấn gạo ST25 mở bán chính thức tại Nhật Bản và dự kiến sản lượng gạo nhập khẩu trong tương lai. 

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đánh giá, trong xu hướng tự do hóa thương mại diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, Nhật Bản vẫn là nước có sự bảo hộ ở mức cao đối với nền nông nghiệp nội địa.

Gạo cũng là mặt hàng nhạy cảm mà Nhật Bản muốn bảo hộ và đưa ra khỏi danh sách đàm phán cắt giảm thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do. 

Hiện nay, trong các FTA mà Việt Nam và Nhật Bản là thành viên, Nhật Bản không có cam kết ưu đãi đặc biệt nào cho gạo nhập khẩu từ Việt Nam. Gạo Việt Nam muốn xuất khẩu sang Nhật Bản phải tham gia vào các gói đấu thầu quốc tế. 

Tại thị trường Nhật Bản, gạo Việt Nam chưa có đủ sức cạnh tranh so với gạo của Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc hay Úc, nên trong những năm gần đây gạo Việt Nam vào thị trường Nhật chủ yếu qua đường phi mậu dịch với số lượng không đáng kể và chủ yếu dùng làm nguyên liệu chế biến các thực phẩm khác như bánh, tương miso...

Sự kiện 100 tấn gạo ST25 được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng của Nhật Bản đánh dấu một cột mốc quan trọng khi gạo Việt Nam sẽ chính thức xuất hiện trên bàn ăn của các gia đình Nhật Bản. 

Đây là tín hiệu đáng mừng cho gạo Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản trong tương lai.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.