Theo oilprice, không có dấu hiệu cho thấy mọi thứ sẽ sớm chậm lại sau biến động của thị trường dầu mỏ tuần qua.
Dù vòng đàm phán thứ hai Nga-Ukraine đã cho phép mở ra các hành lang nhân đạo để sơ tán dân thường khỏi các khu vực xảy ra đụng độ, nhưng Nga vẫn sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt của mình ở Ukraine. Bên cạnh đó, thỏa thuận hạt nhân Iran phải vài ngày nữa mới được xác nhận là có hay không đạt được. Thêm nữa, Libya lại đang đứng trên bờ vực của cuộc nội chiến. Tất cả những điều này khiến cho lo ngại về “gián đoạn” nguồn cung dầu vẫn không ngừng lớn dần.
Trong tuần, việc giao dịch dầu của Nga bị đình trệ. Người mua dường như không “chạm” vào các thùng dầu của Nga dù các lệnh cấm vận của phương Tây vẫn chưa trực tiếp “sờ” đến dòng dầu và khí đốt của Nga. Nguy cơ các thùng dầu của Nga bị cấm khỏi thị trường dầu đã đẩy giá lên mức “đỉnh” kể từ năm 2008, với dầu WTI của Mỹ chạm 116,57 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 3-3.
Đáng chú ý là dầu thô Brent ngày 3-3 đã “chinh phục” mốc 119,84 USD/thùng - mức cao nhất kể từ tháng 5-2012. Chỉ còn thiếu 16 cent nữa là dầu Brent có thể cán đích 120 USD/thùng theo như dự báo của nhiều nhà phân tích.
Tính cả tuần, theo Reuters, dầu Brent đã tăng giá 21% và dầu WTI tăng tới 26%. Cả hai mặt hàng dầu tiếp tục trải nghiệm 1 tuần giá tăng và đây là tuần cả hai mặt hàng dầu này chốt phiên ở mức cao chưa từng thấy trong vòng trên dưới một thập kỷ qua. Dầu Brent dừng ở mức 118,1 USD/thùng, tăng 7,59 USD, tương đương 6,87%, trong khi dầu WTI dừng ở mức 115,7 USD/thùng, tăng 8,01 USD, tương đương 7,44%.
Trong tuần, thông tin Mỹ và một số quốc gia tiêu thụ dầu lớn trên thế giới đồng ý giải phóng 60 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược của mình dường như có tác động ngược với kỳ vọng “hạ nhiệt” giá dầu. Tiếp nhận thông tin này, thay vì giảm, giá dầu đã tiếp tục “leo dốc” bởi sự “xả” dầu này chỉ làm gia tăng lo ngại của thị trường rằng nguồn cung sẽ không đủ để bù đắp cho sự gián đoạn ngày càng tăng.
Nguồn cung dầu kỳ vọng vào một thỏa thuận hạt nhân Iran nhưng lượng dầu bổ sung hơn 1 triệu thùng dầu/ngày từ Iran khó có thể bù đắp đủ cho nguồn cung đang giảm từ Nga.
JP Morgan Chase & Co. cảnh báo, giá dầu có thể sẽ tiếp tục tăng cao lên tới 185 USD/thùng khi người mua và các nhà máy lọc dầu “từ chối” dầu của Nga.
Tuần tới, hội nghị năng lượng thường niên CERAWeek quy tụ các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực năng lượng, công nghệ và tài chính sẽ nhóm họp tại Houston với hơn 300 phiên họp sẽ bàn xem liệu có thể làm gì để hạ nhiệt giá dầu đang tăng nóng như hiện nay.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 6-3 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 26.077 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 26.834đồng/lít; dầu diesel không quá 21.310 đồng/lít; dầu hỏa không quá 19.978 đồng/lít và dầu mazut không quá 18.468 đồng/kg.
Chốt phiên giao dịch sáng 26/11, giá vàng nhẫn giảm "sốc" đến 2,4 triệu đồng/lượng chiều mua vào. Điều này khiến những người "ôm" vàng khóc ròng vì trót lỗ.
Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.