Giá dầu đã giảm trong khoảng 3 USD trong phiên giao dịch ngày 23-11, tiếp tục chuỗi giao dịch không ổn định do các quốc gia thuộc G7 đang xem xét mức giá trần đối với dầu của Nga cao hơn mức thị trường hiện tại và tồn kho xăng ở Mỹ tăng cao hơn dự kiến của các nhà phân tích.
Giá dầu Brent giao tháng 1 giảm 3,72 USD, tương đương 4,21%, xuống mức 84,64 USD/thùng. Dầu thô WTI của Mỹ giảm 3,01 USD, tương đương 3,7%, xuống mức 77,94 USD/thùng. Đầu phiên giao dịch, cả hai hợp đồng dầu tiêu chuẩn này đã tăng hơn 1 USD/thùng.
Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ xăng của Mỹ trong tuần tính đến ngày 18-11 đã tăng 3,1 triệu thùng, vượt xa mức tăng 383.000 thùng mà các nhà phân tích đã dự báo.
Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group, cho biết: “Việc tăng giá xăng là một cú sốc”. Flynn đánh giá sự gia tăng nguồn cung xăng cho thấy nhu cầu suy yếu hoặc xăng đang lên giá trước kỳ nghỉ lễ.
Dữ liệu của EIA cũng cho thấy dự trữ dầu thô giảm 3,7 triệu thùng, so với kỳ vọng của các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Reuters là giảm 1,1 triệu thùng.
Giá dầu đã chịu tác động nhiều hơn bởi các báo cáo rằng mức trần giá mà G7 áp với dầu của Nga có thể cao hơn mức đang giao dịch. Các quốc gia G7 đang xem xét mức giá trần đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga trong khoảng 65-70 USD/thùng. Trong khi đó, theo dữ liệu của Refinitiv, dầu thô Urals giao đến tây bắc châu Âu đang giao dịch quanh mức 62-63 USD/thùng, mặc dù ở Địa Trung Hải giá cao hơn khoảng 67-68 USD/thùng.
Vì chi phí sản xuất được ước tính vào khoảng 20 USD/thùng, nên mức trần này vẫn sẽ mang lại lợi nhuận cho Nga khi bán dầu của mình, đồng thời ngăn tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường toàn cầu.
Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ ngày 22-11 cho biết mức giá trần có thể sẽ được điều chỉnh một vài lần trong năm.
Tin tức này làm gia tăng lo ngại về nhu cầu từ nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu Trung Quốc, quốc gia đang phải vật lộn với sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19.
Trong khi đó, OECD dự đoán tốc độ mở rộng kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc vào năm tới.
Nhà phân tích Tamas Varga tại PVM Oil Associates cho biết: “Về mặt tích cực, OECD không dự đoán suy thoái toàn cầu và có thể điều này đã giúp giá dầu và cổ phiếu tăng mạnh hơn nữa”.
Giá dầu cũng được hỗ trợ một phần bởi thông tin từ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rằng hầu hết các nhà hoạch định chính sách đã đồng ý sẽ sớm giảm tốc độ tăng lãi suất.
Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp và tập trung nguồn lực để hoàn thành thanh tra đối với 2 tổ chức tín dụng (tức 2 ngân hàng) và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng. Tên của 6 doanh nghiệp chưa được công khai.
Giá bán lẻ điện bình quân mới nhất của Việt Nam là 2.103,1159 đồng/kWh, tăng 4,8% so với trước. Giá điện tăng lần này tác động đến các đối tượng khách hàng khác nhau, phụ thuộc vào mức tiêu thụ và hành vi sử dụng điện của từng nhóm.
Tập đoàn Vingroup và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi xanh toàn diện. Hai bên sẽ tích cực đồng hành, chung tay cùng chiến dịch “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh” do Vingroup khởi xướng.
Người tiêu dùng Việt Nam có thể phải trả trên dưới 100.000 đồng để uống 1 ly cà phê khi giá cà phê hạt đã ở quanh mức 120.000 đồng/kg như hiện nay
Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các sở ngành giám sát và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng, đặc biệt là người nổi tiếng tham gia quảng cáo thổi phồng công dụng.
Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, để mức thuế VAT bằng 0% đối với các sản phẩm chăn nuôi sơ chế sẽ tạo động lực lớn khuyến khích phát triển hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp gia súc, gia cầm, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.