Giới đầu tư thận trọng khi USDA sắp công bố báo cáo cung - cầu nông sản thế giới tháng 12/2021
Duy Quang
14/12/2021 6:30 AM (GMT+7)
Bất chấp chuỗi phục hồi trong cuối tuần trước, giới đầu tư trên thị trường nông sản thế giới hiện khá thận trọng trong các giao dịch khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sắp công bố các dự báo mới về tình hình cung – cầu một số loại nông sản chính như ngô, đậu tương và lúa mì.
Nhận định về diễn biến giá các loại nông sản chính được giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT), Công ty Cổ phần Saigon Futures – đơn vị tư vấn giao dịch hàng hoá phái sinh tại Việt Nam cho biết tâm lý giới đầu tư hiện đang khá thận trọng mặc dù thị trường đã có chuỗi phiên phục hồi ấn tượng vào cuối tuần trước. Nguyên nhân chủ yếu do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) sẽ công bố Báo cáo Triển vọng cung cầu nông sản thế giới (WASDE) tháng 12/2021 trong tuần này.
Đối với mặt hàng ngô, khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường AgriCensus (Anh) cho thấy phần lớn các nhà phân tích đều cho rằng USDA sẽ hạ dự báo lượng tồn kho ngô cuối niên vụ 2021/2022 của nước này cũng như của toàn cầu trong báo cáo WASDE tháng 12/2021.
Cụ thể, lượng tồn kho ngô cuối niên vụ 2021/2022 của Hoa Kỳ được dự báo sẽ đạt 1,479 triệu giạ, thấp hơn khoảng 14 triệu gia so với mức dự báo trong báo cáo WASDE tháng 11/2021. Lượng tồn kho ngô cuối niên vụ 2021/2022 của thế giới được kỳ vọng đạt 303,8 triệu tấn, giảm 0,6 triệu tấn so với mức dự báo đưa ra trong tháng trước.
Dự báo thay đổi tồn kho ngô cuối niên vụ 2021/2022 của Hoa Kỳ và thế giới trong báo cáo WASDE tháng 12/2021 (Đồ hoạ: Công ty Cổ phần Saigon Futures)
Tại Hoa Kỳ, nhu cầu sử dụng ngô để sản xuất ethanol trong tháng 10 vừa qua đã đạt tới 469 triệu giạ, tăng hơn 15% so với hồi tháng 9 trước đó và tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Biên lợi nhuận từ việc sản xuất ethanol được cải thiện cùng với đó là nhu cầu sử dụng nhiên liệu tăng lên khi các biện pháp hạn chế di chuyển được nới lỏng đã kích thích các doanh nghiệp tăng cường sử dụng ngô để sản xuất ethanol.
Thông thường, khoảng 40% sản lượng ngô hàng năm tại Hoa Kỳ là được sử dụng cho sản xuất ethanol và các sản phẩm có chứa ethanol. Sự gia tăng khối lượng ngô dùng cho sản xuất ethanol và các sản phẩm chứa cồn là thông tin tích cực hỗ trợ giá ngô phục hồi.
Đối với mặt hàng đậu tương, trái ngược với mặt hàng ngô, phần lớn giới phân tích đều cho rằng USDA sẽ điều chỉnh tăng dự báo lượng tồn kho đậu tương cuối niên vụ 2021/2022 của Hoa Kỳ trong báo cáo WASDE tháng 12/2021.
Dự báo thay đổi tồn kho đậu tương cuối niên vụ 2021/2022 của Hoa Kỳ và thế giới trong báo cáo WASDE tháng 12/2021 (Đồ hoạ: Công ty Cổ phần Saigon Futures)
Trong đó, nguồn cung đậu tương của Hoa Kỳ tiếp tục được giữ ổn định nhưng tốc độ thu mua của Trung Quốc đối với đậu tương Hoa Kỳ diễn ra chậm khiến lượng tồn kho tăng lên. Đậu tương Hoa Kỳ hiện đang chịu sự cạnh tranh từ đậu tương Brazil khi dòng đậu tương Brazil có độ đạm cao hơn và chi phí xuất khẩu đến Trung Quốc là tương đương nhau.
Bên cạnh đó, lượng đậu tương được Trung Quốc nhập khẩu có thể giảm xuống theo thời gian khi biên lợi nhuận của ngành chăn nuôi heo tại nước này suy giảm từ đầu năm 2021 đến nay, khiến nhu cầu về thức ăn chăn nuôi suy yếu.
Tuy nhiên, giá đậu tương hiện vẫn đang được nâng đỡ bởi nhu cầu sử dụng đậu tương để sản xuất ethanol tại Hoa Kỳ. Dữ liệu cho thấy lượng đậu tương được nghiền ép để sản xuất ethanol trong tháng 10/2021 tại Hoa Kỳ tăng đến 20% so với tháng 9/2021.
Đối với lượng tồn kho đậu tương toàn cầu, giới phân tích nhận định sản lượng đậu tương niên vụ 2021/2022 của Brazil sẽ đạt mức cao kỷ lục, qua đó đẩy mức tồn kho đậu tương toàn cầu lên 104,14 triệu tấn. Con số này cao hơn 0,36 triệu tấn so với mức dự báo trong báo cáo WASDE tháng 11/2021. Nếu điều này được xác nhận thì giá đậu tương trên thị trường quốc tế sẽ chịu áp lực giảm xuống.
Đối với mặt hàng lúa mì, dự kiến USDA sẽ không điều chỉnh đáng kể đối với dự báo cung – cầu lúa mì Hoa Kỳ và thế giới trong báo cáo WASDE tháng 12/2021. Trong đó, tồn kho lúa mì toàn cầu vào cuối niên vụ 2021/2022 được dự báo sẽ tăng thêm 1 triệu tấn lên 276,4 triệu tấn; tuy nhiên, nguồn cung lúa mì trên toàn cầu vẫn ở mức căng thẳng.
Dự báo thay đổi tồn kho lúa mì cuối niên vụ 2021/2022 của Hoa Kỳ và thế giới trong báo cáo WASDE tháng 12/2021 (Đồ hoạ: Công ty Cổ phần Saigon Futures)
Thị trường hiện tập trung quan sát dữ liệu sản lượng lúa mì của Australia sau khi Bộ Nông nghiệp và Tài Nguyên, Kinh Tế và Khoa học Australia (ABARES) cho biết sản lượng lúa mì niên vụ 2021/2022 của nước này sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại, lên đến 34,4 triệu tấn. Con số này cao hơn nhiều so với mức ước tính 31,5 triệu tấn của USDA đưa ra trong báo cáo WASDE tháng 11/2021.
Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng quan sát các động thái nâng thuế xuất khẩu lúa mì của Nga. Mức thuế suất thuế xuất khẩu lúa mì của Nga trong tuần từ 8/12 – 14/12 đạt mức cao kỷ lục 84,9 USD/tấn. Việc Nga liên tục nâng thuế xuất khẩu đã khiến lượng xuất khấu lúa mì của nước này từ đầu niên vụ 2012/2022 đạt 18 triệu tấn, thấp hơn 17% so với cùng kỳ niên vụ trước.
USDA có thể điều chỉnh giảm dự báo lượng lúa mì xuất khẩu của Nga trong niên vụ 2021/2022 xuống còn 31 – 32 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với mức dự báo 36 triệu tấn được đưa ra trước đó.
Đồng tiền mã hóa mới của Tổng thống Donald Trump mang tên $TRUMP đã tạo nên cơn sốt ngay khi ra mắt, với giá trị thị trường đã vượt mốc 10 tỷ USD chỉ trong vài ngày.
Các nhà đầu tư đã chào đón ông Donald Trump nhậm chức lần thứ hai với dự đoán những lợi ích từ chương trình nghị sự ủng hộ doanh nghiệp của ông, dù vẫn cảnh giác với các chính sách thương mại bảo hộ, đặc biệt là lập trường của ông về thuế quan.
Giá vàng hôm nay 18/1/2025 trong nước vàng SJC và nhẫn trơn giảm mạnh theo giá vàng thế giới. Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn cùng đi xuống, tuột khỏi mốc 87 triệu đồng/lượng.
Kết quả điều tra xu hướng tín dụng do đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy các tổ chức tín dụng dự báo lĩnh vực phát triển công nghiệp và xây dựng sẽ có nhu cầu vay vốn tăng cao nhất trong năm 2025.
Dù thị trường vàng ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong nhiều năm, các chuyên gia vẫn cho rằng vàng không phải là kênh đầu tư vượt trội. Thay vào đó, chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tiếp tục là những lựa chọn sáng giá.
Đồng tiền mã hóa mới của Tổng thống Donald Trump mang tên $TRUMP đã tạo nên cơn sốt ngay khi ra mắt, với giá trị thị trường đã vượt mốc 10 tỷ USD chỉ trong vài ngày.
Các nhà đầu tư đã chào đón ông Donald Trump nhậm chức lần thứ hai với dự đoán những lợi ích từ chương trình nghị sự ủng hộ doanh nghiệp của ông, dù vẫn cảnh giác với các chính sách thương mại bảo hộ, đặc biệt là lập trường của ông về thuế quan.
Giá vàng hôm nay 18/1/2025 trong nước vàng SJC và nhẫn trơn giảm mạnh theo giá vàng thế giới. Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn cùng đi xuống, tuột khỏi mốc 87 triệu đồng/lượng.
Kết quả điều tra xu hướng tín dụng do đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy các tổ chức tín dụng dự báo lĩnh vực phát triển công nghiệp và xây dựng sẽ có nhu cầu vay vốn tăng cao nhất trong năm 2025.
Dù thị trường vàng ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong nhiều năm, các chuyên gia vẫn cho rằng vàng không phải là kênh đầu tư vượt trội. Thay vào đó, chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tiếp tục là những lựa chọn sáng giá.