Gỡ bài toán định giá đất, 'cứu cánh' cho doanh nghiệp bất động sản
Gia Linh
10/04/2025 4:31 PM (GMT+7)
Hiện nay, địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận, nhiều dự án của doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình cảnh “chết lâm sàng” vì không thể đóng tiền sử dụng đất.
Thị trường bất động sản TP.HCM nói riêng và cả nước đã trải qua giai đoạn nhiều khó khăn. Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM từng nhận định “vướng mắc pháp lý” là vướng mắc lớn nhất, chiếm đến 70% khó khăn của các doanh nghiệp, chủ đầu tư các dự án bất động sản, nhà ở.
Trong đó, vấn đề định giá đất, khiến doanh nghiệp không thể đóng tiền sử dụng đất trở thành "điểm nghẽn" lớn nhất với nhiều đơn vị. Thực tế, địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận, nhiều dự án của doanh
nghiệp bất động sản rơi vào tình cảnh “chết lâm sàng” vì không thể đóng tiền sử
dụng đất hoặc cơ quan chức năng chưa tính được số tiền sử dụng đất mà doanh
nghiệp phải đóng.
Một công ty có dự án căn hộ chung cư tại TP.Thủ Đức cho biết cho biết, đơn vị này đang vướng trong việc đóng tiền sử dụng đất. Công trình đã được xây dựng, hoàn thiện phần móng. Tuy
nhiên khi đến khâu đóng tiền sử dụng đất thì hiện nay cơ quan chức năng vẫn
chưa thể tính được số tiền, đơn vị này cũng nhiều lần kiến nghị Sở Tài nguyên
và Môi trường, TP.HCM về việc cho phép doanh nghiệp được tạm đóng tiền sử dụng
đất (tạm tính) để tiếp tục triển khai dự án, nhưng đến nay vẫn chưa được phản hồi nên dự án trên vẫn đang ngưng trệ.
Một dự án tại TP.HCM chưa hoàn thiện hạ tầng vì vướng tiền sử dụng đất. Ảnh: Gia Linh
Hay trường hợp khác, một dự án nằm trên địa bàn phường Tân Đông Hiệp (TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương) có hơn 600 căn hộ. Chủ đầu tư dự án này là công ty
P.Đ đang xây dựng qua tầng 7, tuy nhiên không thể hoàn thiện thủ tục để ký hợp
đồng mua bán với khách hàng vì chưa tính được tiền sử dụng đất.
Một
dự án khách của công ty K.S. trên địa bàn phường An Bình, TP.Dĩ An, Bình Dương.
Dự án này cũng phải xây dựng cầm chừng để đợi thông báo phê duyệt đơn giá đất từ
phía tỉnh Bình Dương.
Giải bài toán định giá đất cho doanh nghiệp, khơi thông nguồn cung thị trường
Liên quan vấn đề trên, tại dự thảo đề án “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất” trên địa bàn TP.HCM của Sở Tài nguyên và Môi trường. Sở này cho biết, TP.HCM có gần 100 doanh nghiệp đăng ký hoạt động có chức năng thẩm định giá đất, tuy nhiên chỉ có gần 10 doanh nghiệp thật sự thực hiện công tác thẩm định giá đất.
Điều này đã khiến rất nhiều hồ sơ dự án được Sở Tài nguyên và Môi trường đăng thông tin mời thầu, lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định giá theo quy định, nhưng không có đơn vị tham gia, dẫn đến bế tắc trong công tác xác định giá đất.
Cần có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đóng tiền sử dụng đất. Ảnh: Gia Linh
Ông P. giám đốc công ty P.Đ cho hay “Nhiều lần công ty đã kiến
nghị tới Sở Tài nguyên Môi trường (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) tỉnh
Bình Dương để sớm được tính tiền sử dụng đất, doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ
thuế để thực hiện các bước tiếp theo của dự án. Tuy nhiên, sở vẫn chưa thể mời
được đơn vị thẩm định giá, đây là một trong những vướng mắc mà doanh nghiệp muốn
được giải toả sớm. Như vậy, doanh nghiệp mới có thể tiếp tục tồn tại trong thời
kỳ khó khăn này”.
Nói
về những tồn tại khó khăn hiện nay trong định giá đất, bà Bà Giang Đỗ, Giám đốc,
Bộ phận Tư vấn & Định giá, Savills Việt Nam cho rằng; Nghị định số 71/2024
được đưa ra đã quy định cụ thể trình tự, nội dung xác định giá đất theo 4 phương
pháp gồm: so sánh, thu nhập, thặng dư và chiết trừ.
Tuy
nhiên, thực tế cho thấy công tác định giá đất vẫn còn gặp nhiều khó khăn do việc
thu thập thông tin vẫn còn nhiều rào cản, thị trường chưa có sự minh bạch về số
liệu giao dịch.
Theo
bà Giang Đỗ, thực tế, bốn phương pháp định giá đất hiện hành, bao gồm phương
pháp so sánh, phương pháp thặng dư, phương pháp thu thập và phương pháp chiết
trừ không phải khái niệm mới mà đã được áp dụng từ lâu trong lĩnh vực thẩm định
giá.
Việc
nhiều dự án bị đình trệ do chưa xác định được giá đất không xuất phát từ sự thiếu
hụt phương pháp định giá, mà có thể do một số nguyên do khác như sau:
Trước
hết, theo quy định tại Điều 257 Luật Đất đai 2024, tại một số địa phương bảng
giá đất của UBND ban hành theo Luật Đất Đai 2013 vẫn tiếp tục được áp dụng đến
ngày 31/12/2025.
Tuy
nhiên, do bảng giá đất này không còn phản ánh chính xác giá trị thị trường, nên
nhiều địa phương hiện trong trạng thái chờ đợi để áp dụng bảng giá đất mới theo
quy định Luật Đất đai 2024 - vốn được kỳ vọng sẽ điều chỉnh để tiệm cận hơn với
giá thị trường, phục vụ cho việc xem xét và phê duyệt dự án.
Bên
cạnh đó, các phương pháp định giá cũng gặp nhiều trở ngại khi áp dụng. Cả bốn
phương pháp hiện hành đều gặp khó do hạn chế về dữ liệu giao dịch. Thị trường bất
động sản cho đến nay vẫn thiếu minh bạch, đặc biệt là trong việc công khai
thông tin giao dịch, dẫn đến khó khăn trong việc thu thập dữ liệu.
Điều
này ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm tài sản so sánh phù hợp trong phương pháp
so sánh, cũng như tính chính xác của dữ liệu đầu vào đối với phương pháp thặng
dư, phương pháp thu nhập hay phương pháp chiết trừ.
Ngoài
ra, trong thời gian gần đây, nhiều cuộc đấu giá đất công khai đã ghi nhận hiện
tượng đẩy giá lên cao, gây biến động thị trường. Điều này càng làm cho việc thu
thập thông tin định giá trở nên phức tạp.
Trước
đó, Hiệp hội bất động sản TP.HCM cũng có nhiều kiến nghị trong câu chuyện
tính tiền sử dụng đất. Ông Lê Hoàng Châu cho rằng cần phải xác
định sớm số tiền mà doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính cho dự án. Hỗ
trợ doanh nghiệp trong khâu pháp lý, đồng thời việc thu thuế đất cũng tạo được
ngân sách cho nhà nước.
TP.HCM sẽ đầu tư hơn 8.555 tỷ đồng để nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Văn Thánh, phường Thạnh Mỹ Tây. Thời gian thực hiện dự án từ 2025-2030.
TP.HCM sẽ có khoảng 360 khu vực với hơn 55.000 lô đất đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng, điều này giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm áp lực thủ tục hành chính.
Nhiều mặt bằng tại đất “vàng” trung tâm TP.HCM như Đồng Khởi, Lý Tự Trọng… (quận 1) đang đóng cửa tìm khách. Phía bên ngoài, giấy tờ liên hệ cho thuê mặt bằng dán chi chít làm ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
TP.HCM sẽ đầu tư hơn 8.555 tỷ đồng để nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Văn Thánh, phường Thạnh Mỹ Tây. Thời gian thực hiện dự án từ 2025-2030.
TP.HCM sẽ có khoảng 360 khu vực với hơn 55.000 lô đất đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng, điều này giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm áp lực thủ tục hành chính.
Nhiều mặt bằng tại đất “vàng” trung tâm TP.HCM như Đồng Khởi, Lý Tự Trọng… (quận 1) đang đóng cửa tìm khách. Phía bên ngoài, giấy tờ liên hệ cho thuê mặt bằng dán chi chít làm ảnh hưởng mỹ quan đô thị.