Thứ tư, 16/10/2024

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: 'Vướng mắc lớn nhất là chưa có dự án để cho vay'

01/05/2023 2:17 PM (GMT+7)

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: “Không có vướng mắc gì về thủ tục vay gói ưu đãi 120.000 tỷ đồng. Người dân mua nhà xã hội chỉ cần đáp ứng điều kiện vay lần đầu tiên”.

Ngân hàng chỉ chờ dự án cho vay

Tại cuộc họp tín dụng gần đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định, điều kiện vay vốn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ không có vướng mắc gì. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề nghị 4 ngân hàng quốc doanh (BIDV, Vietinbank, Agribank, Vietcombank) tuyên truyền về gói tín dụng này.

“Ngân hàng làm được dự án nào phải công bố ngay. Nếu có gì phát sinh các ngân hàng phải báo cáo lên. NHNN khuyến khích các ngân hàng khác tham gia gói hỗ trợ này”, ông Tú nói.

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: 'Vướng mắc lớn nhất là chưa có dự án để cho vay' - Ảnh 1.

Ngân hàng chờ dự án để cho vay ưu đãi mua nhà ở xã hội (ảnh: Như Ý).

Bà Phùng Thị Bình - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Agribank - cho biết, vướng mắc lớn nhất với gói 120.000 tỷ đồng là việc chưa có dự án để cho vay.

Cùng ý kiến, ông Lê Ngọc Lâm - Tổng Giám đốc BIDV - thông tin, về gói 120.000 tỷ đồng, ngân hàng đã triển khai tới các chi nhánh, nhưng hiện Bộ Xây dựng giao cho UBND các tỉnh công bố danh mục dự án, trên cơ sở đó mới tiếp cận để triển khai cho vay, do đó quá trình không thể nhanh được, cần thêm nhiều thời gian.

“Hiện tại các ngân hàng rất muốn cho vay nhưng các dự án đều vướng mắc nên các ngân hàng gặp khó khăn, dẫn đến tăng trưởng tín dụng chậm như thời gian qua” - ông Lê Ngọc Lâm khẳng định.

Trong khi đó, đại diện VietinBank cho rằng, về gói 120.000 tỷ đồng, các ngân hàng đã hết sức trách nhiệm, trong khi sự đồng hành của các bên chưa kịp. Vậy thì phải chờ cùng nhịp bước mới có thể triển khai.

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - cũng cho rằng, ngành ngân hàng có rất nhiều giải pháp đối với gói tín dụng 120.000 tỷ đồng nhưng vẫn đang vướng ở các bộ, ngành, địa phương. Do vậy cần có giải pháp từ các bộ, ngành, địa phương, để đẩy nhanh tiến độ.

“Chúng tôi đã thống nhất giảm mặt bằng lãi suất, vậy làm sao cần có sự đồng thuận chung, thậm chí tiếp tục đồng thuận giảm lãi suất đầu vào, giảm lãi suất đầu ra hỗ trợ doanh nghiệp” - ông Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh.

Bộ Xây dựng đã có hướng dẫn đối tượng vay

Bộ Xây dựng công bố, nhóm thứ nhất là cá nhân. Đối với trường hợp mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (nhà ở xã hội tại khu công nghiệp). Theo đó, đối tượng vay gồm: người có công với cách mạng theo quy định về ưu đãi người có công với cách mạng; người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.

Ngoài ra còn có sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở; hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Đối với trường hợp mua nhà ở thuộc các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/2021/NĐ của Chính phủ, cụ thể là chủ sở hữu nhà chung cư được bố trí tái định cư mà phải nộp thêm khoản tiền chênh lệch diện tích, thì được vay vốn tại tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.

Nhóm thứ hai là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư theo quy định về nhà ở.

Nếu đối tượng là chủ đầu tư dự án: Đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân phải được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật; đã có quyết định giao đất hoặc có quyền sử dụng đất và đã hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng; đã được cấp phép xây dựng hoặc được miễn cấp phép theo quy định pháp luật về xây dựng.

Đối với dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư: đã có chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước; các thông tin khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Theo NHNN, lãi suất cho vay áp dụng đến hết ngày 30/6 đối với chủ đầu tư là 8,7%/năm, với người mua nhà là 8,2%/năm. Kể từ ngày 1/7, định kỳ 6 tháng, NHNN thông báo lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi cho các ngân hàng thương mại tham gia chương trình.

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lãnh đạo TP.HCM chốt thời gian trình bảng giá đất: Trước 14h ngày 16/10

Lãnh đạo TP.HCM chốt thời gian trình bảng giá đất: Trước 14h ngày 16/10

UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản nhà ở cuối năm?

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản nhà ở cuối năm?

Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam cuối năm 2024 sẽ có chuyển biến tích cực, với nguồn cung mới cải thiện đáng kể so với quý 3/2024. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng còn cần nhiều yếu tố để tạo nên kịch bản lý tưởng, hoặc kỳ vọng, thách thức cho thị trường…

Tập đoàn Trung Quốc muốn cùng phát triển các dự án đường sắt lớn

Tập đoàn Trung Quốc muốn cùng phát triển các dự án đường sắt lớn

Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC) vừa bày tỏ nguyện vọng tham gia những dự án đường sắt quan trọng tại Việt Nam, bao gồm cung cấp các dịch vụ và tư vấn.

Khát vốn, Becamex đặt 'đòn bẩy' lên trái phiếu

Khát vốn, Becamex đặt 'đòn bẩy' lên trái phiếu

Công cụ trái phiếu doanh nghiệp đang tiếp tục được Becamex đã sử dụng làm đòn bẩy tài chính. Theo 1 công ty chứng khoán, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của Becamex (mã BCM) cao hơn so với trung bình ngành bất động sản.

Bất động sản nghỉ dưỡng chưa có dấu hiệu phục hồi

Bất động sản nghỉ dưỡng chưa có dấu hiệu phục hồi

Hiện tại, nhiều loại hình bất động sản khác trên thị trường đã phục hồi rõ nét với thanh khoản, giá bán và nguồn cung liên tục được cải thiện. Nhưng bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.

Bị phạt đến 100 triệu đồng khi bán đất không có sổ đỏ

Bị phạt đến 100 triệu đồng khi bán đất không có sổ đỏ

Từ ngày 4/10/2024 theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, cá nhân hoặc tổ chức chuyển nhượng đất đai không có sổ đỏ hoặc tranh chấp sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng tuỳ theo hành vi vi phạm.