Theo Kế hoạch, thành phố Hà Nội sẽ cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có cải tạo, nâng cấp 3 công viên do thành phố quản lý gồm: Thống Nhất, Thủ Lệ, Bách Thảo.
Theo Ban Chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, nhằm thực hiện chỉ tiêu "Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố", thời gian qua, Ban Chỉ đạo đã đôn đốc các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 332/KH-UBND ngày 31/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội vềcải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố; chỉ đạo các sở, ngành khẩn trương triển khai cải tạo, nâng cấp 3 công viên do thành phố quản lý gồm: Thống Nhất, Thủ Lệ, Bách Thảo.
Công viên Thống Nhất
Đồng thời, đôn đốc các chủ đầu tư xây dựng mới 6 công viên gồm: Dự án xây dựng khu công viên và hồ điều hòa tại ô đất ký hiệu CV1 Khu đô thị mới Cầu Giấy theo hình thức hợp đồng BT, Dự án xây dựng công viên, hồ điều hòa tại khu đô thị Tây Nam Hà Nội, dự án cảnh quan công viên hồ Phùng Khoang, dự án cụm công trình Khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, dự án công viên văn hóa Kim Quy, Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông.
Cụ thể, có 3 công viên: Bách Thảo, Thủ Lệ, Thống Nhất và 10 vườn hoa: Bà Kiệu, Lý Thái Tổ, Diên Hồng, Cố Tân, Bác Cổ, Tao Đàn, Ngô Quyền, 19/8, Cửa Nam, Phùng Hưng được cải tạo, nâng cấp ở mức độ 1. Theo đó, ưu tiên thực hiện cải tạo, nâng cấp đồng bộ các khu vực chính và khu vực xuống cấp, tạo điểm nhấn kiến trúc, cảnh quan, tăng cường bổ sung hệ thống chiếu sáng, ghế ngồi, nhà vệ sinh, cây cảnh...
10 công viên: Linh Đàm, Bắc Linh Đàm, Bán đảo Linh Đàm, Ba Mẫu, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Đền Lừ, Indira Gandhi, Nguyễn Trãi, Hòa Bình và 22 vườn hoa: Lê Trực, Vạn Xuân, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Giảng Võ, Lý Tự Trọng, Paster, ĐH Thủy Lợi, ĐH Công Đoàn, Đào Duy Anh, Hà Đông, Trúc Bạch, tiểu cảnh Bãi Nhãn, Mai Xuân Thưởng, Thiền Quang, Thanh Niên, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Cao, Hoàng Văn Thụ (Hoàng Mai), Định Công, 1-6, Ngọc Lâm, sẽ được cải tạo, sửa chữa mức độ 2. Chủ yếu cải tạo, sửa chữa như lát và bó vỉa lại hệ thống đường dạo, bồn hoa... bằng vật liệu phù hợp, trồng bổ sung cây hoa, cây cảnh, sửa chữa hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước, nhà vệ sinh...
Thành phố cũng yêu cầu các Sở, ngành, chính quyền địa phương căn cứ chức năng nhiệm vụ, căn cứ các chỉ đạo của UBND thành phố, tập trung phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành 6 công viên: Công viên Chu Văn An (dự án 2 - công trình kiến trúc); Công viên CV1; Công viên Khu đô thị Tây Nam Hà Nội; Công viên văn hóa Kim Quy; Công viên hồ Phùng Khoang; Công viên Văn hóa - Vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông.
Kế hoạch của thành phố cũng nêu, trong giai đoạn 2021 - 2025, Sở KH&ĐT chủ trì cùng các Sở, ngành, chính quyền địa phương, căn cứ chức năng nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, hoặc căn cứ tình hình kinh tế xã hội để đề xuất đầu tư công các công viên, vườn hoa thuộc danh mục xây dựng đợt đầu theo Quy hoạch cây xanh 1495.
Cụ thể, ở khu vực nội đô gồm: Vườn hoa trung tâm Tây Hồ Tây; Công viên Đống Đa; Công viên hồ Mễ Trì; Công viên hồ Đầm Trị; Công viên trung tâm triển lãm Quốc Gia; Công viên Hữu Nghị; Công viên phía Đông sông Nhuệ; Công viên Đông Ngạc; Công viên Đầm Hồng; Công viên sinh thái Vĩnh Hưng; Công viên C6; Công viên C9, Công viên C10; Công viên Thành phố Giao lưu; Công viên hồ Trung Văn; Công viên Đầm Sòi; Công viên Hồ Đầm Chuối; Công viên Hạ Đình.
Chuỗi đô thị Bắc sông Hồng gồm: Tổ hợp TDTT Mê Linh; Khu sinh thái sông Cà Lồ, khu sinh thái Đông Anh; Làng văn hóa Asean; Công viên Wonderland; Trung tâm thể thao ASIAD.
Chuỗi đô thị phía Đôngđường vành đai 4gồm: Công viên công nghệ cao sinh học; Công viên vui chơi giải trí; Công viên quảng trường trung tâm và công viên văn hóa lễ hội (trục hồ Tây - Ba Vì); Công viên TDTT khu vực; Công viên vui chơi giải trí kết hợp đô thị sinh thái; Công viên thể thao kết hợp vui chơi giải trí; Công viên du lịch sinh thái.
Thời gian qua, các bất động sản bán lẻ hạng sang tại khu vực trung tâm TP.HCM duy trì tỷ lệ trống rất thấp. Nhiều toà nhà lấp đầy khách thuê bởi các thương hiệu uy tín, thu hút người tiêu dùng.
Các chuyên gia cho rằng dù thị trường có nhiều tín hiệu phục hồi tích cực, tuy nhiên việc thiếu hụt nguồn cung nhà ở, nhất là loại hình nhà ở xã hội vẫn đang là thách thức lớn.
Theo các chuyên gia, thị trường văn phòng cho thuê sẽ dần có những tiêu chuẩn khắt khe hơn, chuyển hướng lựa chọn các toà nhà có chứng nhận xanh, hiệu quả sử dụng cao.
Các tháng đầu năm 2025, nhiều doanh nghiệp địa ốc tại khu vực phía Nam đã tái khởi động hoặc phát triển các dự án mới. Điều này khiến nhà đầu tư mạnh dạn xuống tiền, tìm kiếm cơ hội.
Thời gian qua, các bất động sản bán lẻ hạng sang tại khu vực trung tâm TP.HCM duy trì tỷ lệ trống rất thấp. Nhiều toà nhà lấp đầy khách thuê bởi các thương hiệu uy tín, thu hút người tiêu dùng.
Các chuyên gia cho rằng dù thị trường có nhiều tín hiệu phục hồi tích cực, tuy nhiên việc thiếu hụt nguồn cung nhà ở, nhất là loại hình nhà ở xã hội vẫn đang là thách thức lớn.
Theo các chuyên gia, thị trường văn phòng cho thuê sẽ dần có những tiêu chuẩn khắt khe hơn, chuyển hướng lựa chọn các toà nhà có chứng nhận xanh, hiệu quả sử dụng cao.
Các tháng đầu năm 2025, nhiều doanh nghiệp địa ốc tại khu vực phía Nam đã tái khởi động hoặc phát triển các dự án mới. Điều này khiến nhà đầu tư mạnh dạn xuống tiền, tìm kiếm cơ hội.