Hà Nội hiện đang có 7 cầu vượt bắc qua sông Hồng, bao gồm: Cầu Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Thăng Long, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh.
Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519, Hà Nội sẽ có thêm 10 cầu vượt bắc qua sông Hồng được triển khai xây dựng trong giai đoạn tới.
10 cầu vượt dự kiến sẽ xây dựng gồm có: Cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2, Thượng Cát, Vân Phúc, Hồng Hà, Mễ Sở, Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Thăng Long mới, Ngọc Hồi, Phú Xuyên.
Theo kế hoạch, cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2, Thượng Cát, Vân Phúc, Hồng Hà, Mễ Sở sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 (cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 đã được khởi công ngày 9/1/2021, dự kiến hoàn thành trong năm 2023).
Cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu (tổng mức đầu tư hơn 9,4 nghìn tỷ đồng) đang được Sở Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến thẩm định về chủ trương đầu tư.
Cầu Vân Phúc đang được Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp triển khai thực hiện theo quy định.
Cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở (thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4) sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp Quốc hội khoá XV.
Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo đang được nghiên cứu đầu tư theo hình thức PPP.
Với cầu Thăng Long mới, cầu Ngọc Hồi, cầu Phú Xuyên - Ban quản lý đầu tư công trình giao thông Hà Nội cho biết - hiện nay chưa có văn bản giao nhiệm vụ cho ban nên chưa có cơ sở triển khai thực hiện.
Đông thời, TP Hà Nội sẽ đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển đô thị. Đồng thời hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc và đầu tư khép kín 7 tuyến đường vành đai.
7 tuyến đường vành đai được thành phố quy hoạch với tổng chiều dài 285km, mới hoàn thành hơn 132km. Trong đó, 5 tuyến vành đai chính là 1, 2, 3, 4, 5 và 2 tuyến vành đai hỗ trợ là 2,5 và 3,5.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.