Thứ bảy, 21/12/2024

Hà Nội thu hút FDI 9 tháng tăng 18%

01/10/2022 6:04 PM (GMT+7)

Lũy kế 9 tháng, toàn TP thu hút 1.019 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Nếu xét về số dự án mới, Hà Nội là một trong những địa phương thu hút rất lớn nhà đầu tư nước ngoài.

Hà Nội thu hút FDI 9 tháng tăng 18% - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo Cục Thống kê TP Hà Nội, tháng 9/2022, TP Hà Nội thu hút được 169,4 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó có 20 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 10,1 triệu USD; có 12 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đầu tư đăng ký đạt 140,3 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần cổ phần 15 lượt, đạt 19 triệu USD.

Lũy kế 9 tháng năm 2022, toàn TP thu hút 1.019 triệu USD vốn FDI, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đăng ký cấp mới 262 dự án với số vốn đạt 183 triệu USD (tăng 6,5% số dự án và tăng 12,5% số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021); có 141 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với số vốn tăng 336 triệu USD (tăng 51,6% số dự án và giảm 31,8% số vốn đăng ký); nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 286 lượt với số vốn đạt 500 triệu USD, tăng 83,8%.

Theo số liệu của Bộ KH&ĐT, tính đến ngày 20/9/2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài chỉ đạt hơn 18,7 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong khi vốn đăng ký mới giảm, thì vốn điều chỉnh và vốn góp, mua cổ phần vẫn tăng. 9 tháng, có 769 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với 8,3 tỷ USD, tăng 13,4% về số lượt dự án và tăng 29,9% về số vốn. Bên cạnh đó, có 2.697 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với 3,28 tỷ USD, giảm 4,7% về số lượt, nhưng tăng 1,9% về số vốn.

Đặc biệt, 9 tháng năm 2022, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài đạt mức tăng cao nhất từ đầu năm, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 5,7 điểm phần trăm so với 8 tháng, đạt 15,4 tỷ USD. "Các con số này là khá ấn tượng, khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với kinh tế, môi trường đầu tư của Việt Nam. Chính vì vậy, họ đã không ngần ngại đưa ra các quyết định đầu tư mở rộng dự án hiện hữu tại Việt Nam", lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài cho biết.

Trong 9 tháng, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 12,1 tỷ USD, chiếm 64,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,5 tỷ USD, chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ, bán buôn và bán lẻ với vốn đăng ký đạt lần lượt 676,9 triệu USD và 617,9 triệu USD.

Cũng trong 9 tháng, đã có 97 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam; trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,75 tỷ USD, chiếm 25,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 24,3% so với cùng kỳ 2021. Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 3,8 tỷ USD, chiếm 20,3% tổng vốn đầu tư, giảm 2,38% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,9 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư.

TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,96 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2021. Tiếp đến là Bình Dương với tổng vốn đầu tư trên 2,7 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng vốn, tăng trên 58% so với cùng kỳ.

Nếu xét về số dự án mới, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trong đó, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án mới (41,8%), số lượt GVMCP (66,6%) và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (14,8% sau Hà Nội là 18,4%).

Sở KH&ĐT Hà Nội cho biết, nhằm tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn cuối năm 2022, Hà Nội sẽ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến gọi vốn đầu tư từ các thị trường trọng điểm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ và châu Âu, phát huy kết nối giữa tập đoàn đa quốc gia, nhà đầu tư lớn với TP Hà Nội. TP sẽ thu hút đầu tư nước ngoài theo chiều sâu gắn với mục tiêu phát triển bền vững; ưu tiên những dự án chất lượng, sản phẩm có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao.

Theo Kinh tế & Đô thị

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngành hàng không tăng cường chống buôn lậu, hàng giả trong cao điểm Tết

Ngành hàng không tăng cường chống buôn lậu, hàng giả trong cao điểm Tết

Cục Hàng không yêu cầu triển khai các giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết. Đồng thời, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu để ra vi phạm.

USD hôm nay biến động trái chiều

USD hôm nay biến động trái chiều

Hôm nay 21/12, giá USD giảm hơn 0,5% về dưới ngưỡng 108 (chỉ số USD Index). Trong nước, tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng 20 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" bất động.

Giá vàng hôm nay 19/12: Lao dốc theo đà giảm của thế giới

Giá vàng hôm nay 19/12: Lao dốc theo đà giảm của thế giới

Giá vàng trên thế giới 19/12 ghi nhận giảm mạnh xuống dưới mốc 2.600 USD/ounce sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản xuống mức 4,25% - 4,50%.

Thiết kế giỏ quà Tết giúp làm ấm lòng người lao động dịp Xuân về

Thiết kế giỏ quà Tết giúp làm ấm lòng người lao động dịp Xuân về

Nhiều doanh nghiệp đang ưu tiên giỏ quà Tết tiết kiệm từ 100.000-200.000 đồng cho Tết Nguyên đán 2025 do tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn.

Bao giờ thị trường vàng sẽ “ngủ đông”?

Bao giờ thị trường vàng sẽ “ngủ đông”?

Giá vàng năm 2025 vẫn còn cơ hội tăng khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục lộ trình cắt giảm lãi suất USD. Tuy vậy, từ năm 2026, nhà đầu tư nên hạn chế rót vốn vào vàng.

Mùa bán Tết chộn rộn bắt đầu với tiểu thương chợ Bến Thành

Mùa bán Tết chộn rộn bắt đầu với tiểu thương chợ Bến Thành

Không khí bán hàng Tết Nguyên đán tại chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM) đã rộn ràng lên vì chỉ hơn 1 tháng nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025.