Ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký ban hành Công văn số 2389/UBND-NC về việc tăng cường công tác Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố.
Công văn được ban hành trong bối cảnh nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, thiếu sót và nâng cao hiệu quả, duy trì thường xuyên công tác PCCC&CNCH tại khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; quyết tâm kiềm chế, làm giảm số vụ cháy và thiệt hại về người, tài sản do cháy gây ra đối với loại hình này.
UBND phường Trúc Bạch (quận Ba Đình) đã sớm triển khai mô hình vận động người dân mở lối thoát nạn thứ 2, được người dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng.
Theo đó, lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu Công an TP tiếp tục tham mưu cho UBND TP hoàn thiện thể chế thực hiện công tác quản lý nhà nước về PCCC&CNCH; tổ chức rút kinh nghiệm toàn diện đối với các vụ cháy; chỉ rõ các tồn tại, hạn chế để đề ra giải pháp khắc phục.
Đối với các đơn vị, địa phương để xảy ra cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, Công an TP Hà Nội cần phối hợp Văn phòng UBND TP xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, đề xuất hình thức xử lý trong trường hợp có dấu hiệu buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong quản lý nhà nước về PCCC&CNCH, không triển khai đầy đủ các nội dung, biện pháp mà UBND TP đã chỉ đạo. Trường hợp xác định có dấu hiệu của tội phạm thì phải điều tra, xử lý.
Thành phố cũng yêu cầu các địa phương khẩn trương rà soát, hoàn thành đầy đủ các chỉ tiêu về kiểm tra, tuyên truyền, ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC, nhất là việc vận động để 100% các hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh trên địa bàn chưa có "lối thoát nạn thứ 2" phải mở "lối thoát nạn thứ 2".
Các cơ quan liên quan định kỳ kiểm tra an toàn PCCC, kiểm tra đột xuất khi phát hiện trường hợp vi phạm, có nguy cơ mất an toàn PCCC hoặc theo yêu cầu về công tác đảm bảo an ninh, trật tự của cơ quan có thẩm quyền; kiên quyết xử lý đối với các hành vi vi phạm về PCCC&CNCH.
Đáng chú ý, Hà Nội yêu cầu xây dựng và nhân rộng mô hình Tổ liên gia an toàn PCCC. Việc lựa chọn và xây dựng mô hình xong trước ngày 15/8. Sau 6 tháng triển khai, thành phố sẽ tổ chức sơ kết, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện tiêu chí và xem xét nhân rộng.
Thủ tướng chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 62 thành đường cấp III Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời làm mới tuyến tránh đoạn huyện Tân Thạnh.
Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội yêu cầu đội trưởng các đội quản lý cấp dưới kiểm soát hoạt động kinh doanh các thiết bị làm mát tích điện, máy phát điện.
Transit Oriented Development, mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị sẽ là tương lai phát triển của TP.HCM, cũng là đòn bẩy giúp phía Đông “thay da, đổi thịt”.
8.000 vụ lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép xảy ra ở Bình Định đặt ra dấu hỏi về lỏng lẻo trong công tác quản lý. Sự việc càng khó xử lý khi nhiều người vi phạm là cán bộ, đảng viên, cựu lãnh đạo cấp tỉnh, sở ngành.
Bưu điện Trung tâm TP Hồ Chí Minh có tuổi đời hơn 1 thế kỷ, được đánh giá nằm ở vị trí thứ 2 trong danh sách 11 bưu điện đẹp nhất thế giới, do Tạp chí kiến trúc Architectural Digest của Mỹ bình chọn. Đây cũng là điểm du lịch nổi tiếng và thu hút nhiều du khách khi đến với TP Hồ Chí Minh.
Liên danh tư vấn đã xây dựng khung định hướng phát triển Đồng Nai với 4 trụ cột, gồm trung tâm kinh tế lấy cảng hàng không làm trọng tâm; trung tâm logistics của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, tập trung vào thương mại điện tử; trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo; trung tâm giáo dục nghề nghiệp và đổi mới sáng tạo.