Sáng nay, lũ trẻ đến trường làng trên con đường bê tông mới đổ trước tết trong làn gió lành lạnh thoang thoảng hương xoan. Hai bên đường, những bông hoa xuyến chi bung nở đẹp mê đắm những tâm hồn non tơ… Phía cuối làng, hàng xoan cổ đã bung nở những chùm hoa thật đẹp tím ngát xen kẽ trong lộc nõn vừa nhú… Nhìn lũ trẻ giơ tay hứng “trận mưa hoa” xen lẫn hơi sương trong làn gió phất phơ thật quyến rũ… làm tôi chạnh nhớ những mùa xoan của tuổi thơ xứ Mường…
Không biết từ lúc nào, lũ trẻ Mường chúng tôi gọi mùa hoa xoan nở như vậy. Nhưng có điều chắc chắn là cứ mỗi lần hoa xoan cựa mình đẩy cái vỏ thô ráp, khô cứng của thân cây để bung ra cũng là lúc lũ trẻ cũng không cần lắm cái bếp lửa hồng hay quần áo ấm… Chúng rủ nhau chạy khắp cánh đồng, tung tăng lùa đàn trâu lên đồi. Chúng không còn sợ cái rét vì những sợi tơ vàng ấm áp của nắng đã chen vào hoang lạnh và đẩy lùi dần về phía xa. Nụ cười tươi rói cùng gương mặt tươi xinh, hồng hào đã xua đi cái run rẩy, tím tái vì gió lạnh của những ngày đông trên rẻo cao…
Đối với lũ trẻ lớn lên trên non ngàn như chúng tôi, nếu đến mùa xoan mà không được thưởng thức món trứng kiến thì chưa có tuổi thơ. Những cuộc “săn” trứng kiến vừa vui, vừa buồn cười. Hằng ngày, cứ buổi chiều chúng tôi lùa trâu lên đồi không quên mang theo thúng mủng, nong nia. Khi tiếng mõ đã đều đặn nhịp là biết đàn trâu đã tìm được bãi cỏ mềm tươi… cũng là lúc chúng tôi lao vào cuộc kiếm tìm tổ trứng kiến. Không phải loại kiến nào cũng cho trứng ngon, bổ, lành,… Phải là loài kiến “đít cong” màu đen nâu. Người Mường gọi là kiến ngaạch (việc lấy trứng gọi là chổ ngaạch). Kiến ngaạch thường lấy phân trâu bò tươi tha về để xây tổ to bằng đầu người và để cho khô lại (khi đốt có mùi phân trâu bò khô). Lấy trứng kiến phải lấy vào những ngày khô hanh vì nếu trời mưa, tổ thấm nước sẽ dẻo lại không chặt để lấy trứng được. Đây là loài kiến rất “thông minh” vì chúng thường làm tổ ở những bụi rậm, bụi gai hoặc cành cây cao nên việc lấy trứng kiến thật không hề dễ. Khi phát hiện tổ kiến, lũ trẻ chúng tôi phải phát quang bụi rậm, chặt thân cây để lấy tổ kiến; vót một cây nhọn chọc vào tổ kiến, rồi lấy sống dao gõ vào cho trứng kiến rơi xuống, đem phơi mủng đựng trứng kiến ra ngoài nắng cho kiến bò đi. Lũ trẻ thi nhau nhặt những rác rơi từ tổ kiến cho sạch rồi đùm những bọc trứng trắng tinh vào tàu lá chia nhau mang về. Chúng tôi cười giòn tan trong nắng khi có đứa bạn bị kiến cắn sưng vênh cả môi… Người lớn sẽ chế biến trứng kiến làm nhiều món ăn bổ dưỡng như xôi đồ trộn trứng kiến, trứng kiến xào ngọn cây găng, xào măng rừng, cháo trứng kiến, canh trứng kiến,… Đây là những món ăn cực bổ dưỡng vì trứng kiến rất nhiều đạm. Có lẽ những ngày tuổi thơ đói khổ chỉ ăn củ nâu, củ sắn nhưng chúng tôi vẫn lớn lên được nhờ những món ăn giàu dinh dưỡng ấy chăng?
Mỗi khi đến mùa xoan, chúng tôi thường lót những tàu chuối dưới vườn xoan ngan ngát để tổ chức trò chơi choòng cheẹnh (kiểu trò đám cưới giả của trẻ con dưới xuôi). Cô dâu chú rể được đi trên con đường trải đầy hoa xoan thơm ngát. Tóc cô dâu hoe vàng được cài những bông hoa xoan tim tím. “Buồng cưới” cũng được che bằng những chùm hoa xoan thật đẹp… Sau đó, cả lũ trẻ chúng tôi nằm trên nền lá rải đầy hoa xoan ngắm nhìn bầu trời lung linh qua bạt ngàn hoa xoan tím xen kẽ trong lộc nõn và mơ ước… Có đứa trai ước sau này thành bộ đội, thầy giáo, công an,… Có đứa gái ước là cô giáo,… Có đứa lại chỉ ước sau này lấy chồng phải mua một cái áo màu tím như hoa xoan nhà mình,… Cứ thế, chúng tôi lớn lên trong những ước mơ tím ngát hoa xoan…
Sáng nay tôi về làng, nhìn lũ trẻ tung tăng, giơ những cánh tay bé xinh trong làn “mưa hoa” tím ngát, tôi cũng giơ tay lên hít sâu vào lồng ngực cái mùi hương thơm ngai ngái, dịu lành trôi về vẹn nguyên trong miền ký ức tuổi thơ…
Dự luật cấm thịt chó tại Hàn Quốc nhận sự ủng hộ của đa số người dân, nhưng lại bị nhóm tiểu thương buôn bán thịt từ chó, mèo phản ứng căng thẳng.
Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đặc biệt, cộng đồng người Chăm này vừa đón nhận bảo vật quốc gia.
Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án "Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt" với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực Việt.
Trung bình mỗi tháng, ngành du lịch TP.HCM thu khoảng 15.600 tỷ đồng. Đây cũng là địa phương dẫn đầu doanh thu du lịch cả nước. Điều gì khiến TP.HCM luôn đạt thành tích ấn tượng này?
Đà Lạt vẫn được biết đến với những món lẩu nổi tiếng như lẩu gà lá é, lẩu hoa atiso, lẩu gầu bò, thế nhưng còn một món lẩu nữa cũng được người dân Đà Lạt yêu thích và lựa chọn trong nhiều bữa tiệc, đó là lẩu cá tầm.
Mỗi độ thu về, có một người bỗng nhớ Hà Nội, quê ngoại yêu dấu của mình da diết. Mới đấy đã bốn mươi năm. Thuở ấu thơ, cô không bao giờ quên những lần về quê theo chân ông ngoại ra phố chơi, sà vào gánh hàng rong lạ lẫm, thưởng thức món cốm Vòng hương thơm ngọt dịu, thanh tao.