Văn phòng UBND TP.HCM vừa thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trong buổi làm việc của tổ công tác tại hội nghị dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM và kế hoạch triển khai dự án đường vành đai 4 TP.HCM.
Theo đó, dự án Vành đai 3 TP.HCM được xác định là dự án trọng điểm quốc gia. Dự án có tổng chiều dài 76,34 km, gồm đoạn qua TP.HCM 47,51 km; Đồng Nai 11,26 km; Bình Dương 10,76 km và Long An 6,81 km. Tổng mức đầu tư của dự án 75.378 tỷ đồng, gồm 50% vốn Trung ương và 50% vốn địa phương. Dự án trên đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hạ tầng, kết nối giao thông TP.HCM và các khu vực lân cận. Đồng thời, dự án cũng là cầu nối góp phần thúc đẩy giao thương, hoạt động vận tải, chuyên chở hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Nam.
Đối với dự án trọng điểm này, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các địa phương liên quan tập trung hoàn thiện các thủ tục, phê duyệt dự án, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán theo kế hoạch đề ra, phấn đấu khởi công xây dựng công trình trước ngày 30/6/2023.
Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,34 km. Ảnh: H.T
Đối với kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án thành phần trên địa bàn các tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Long An), TP.HCM đề nghị UBND các tỉnh khẩn trương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện báo cáo theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định.
UBND TP.HCM sẽ hỗ trợ trao đổi, báo cáo với lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm xem xét, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án thành phần xây dựng liên quan, làm cơ sở để địa phương phê duyệt dự án thành phần xây dựng theo đúng quy định, thực hiện trong thời gian sớm nhất.
Về công tác giải phóng mặt bằng, TP.HCM xác định đây là dự án kiểu mẫu; phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin đầy đủ; xem xét áp dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tốt nhất để người dân hiểu, đồng thuận về chủ trương đầu tư và hỗ trợ triển khai dự án thuận lợi; đề nghị các địa phương quan tâm, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bàn giao mặt bằng phục vụ thi công theo đúng tiến độ.
Về nguồn vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án giao Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM khẩn trương chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Long An) rà soát các khó khăn, vướng mắc; tham mưu, báo cáo UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan giải pháp tháo gỡ kịp thời, không làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.
Đồng thời, rà soát kỹ khối lượng, trữ lượng mỏ vật liệu xây dựng trong hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu xây dựng dự án; xác định trữ lượng quy hoạch, khối lượng khai thác và khối lượng có thể cung cấp cho dự án đường Vành đai 3. Trong đó, tập trung rà soát các mỏ vật liệu trên địa bàn các tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu); tham mưu, đề xuất UBND TPHCM chủ trì, phối hợp các địa phương điều phối nguồn vật liệu cho các dự án thành phần.
Công tác giải phóng mặt bằng dự án Vành đai 3 TP.HCM cơ bản đã hoàn thành. Ảnh: I.T
Bên cạnh đó, trong năm 2023, TP.HCM và các địa phương sẽ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án vành đai 4 TP.HCM. Cụ thể, đối với dự án đường Vành đai 4 TP.HCM, lãnh đạo thành phố thống nhất ký kết ban hành kế hoạch triển khai dự án. Các địa phương có dự án đi qua gồm Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM quyết tâm, phấn đấu trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư năm 2023.
Thời gian tới, UBND TP.HCM sẽ làm việc với Bộ Giao thông Vận tải để thống nhất về đơn vị đầu mối tổ chức thực hiện, hình thức trình, thời gian trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; đồng thời, xin ý kiến Bộ Giao thông Vận tải về quy mô đầu tư giai đoạn 1 (hướng tuyến, quy mô mặt cắt ngang, vị trí tim tuyến....).
TP.HCM sẽ xin ý kiến Bộ Xây dựng về phương án đường cao tốc đô thị hoặc đường trục chính đô thị chủ yếu đối với đoạn với đoạn 5,7 km trên địa bàn tỉnh Long An và đoạn 3,8 km cuối tuyến trên địa bàn TP.HCM.
UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết Thủ tướng đã ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP.Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045.
Theo chuyên gia, chung cư ở Việt Nam sẽ xuống cấp một cách nghiêm trọng sau 20 năm. Vì vậy, việc quy định thời hạn sử dụng chung cư từ 50 năm trở lên là điều hoàn toàn hợp lý.
Với thông điệp "Cát Bà xanh", Hải Phòng muốn quảng bá, giới thiệu hình ảnh về một Cát Bà tràn đầy sức sống, đậm đà văn hóa dân tộc, thúc đẩy quảng bá, xúc tiến du lịch của địa phương.
Thị trường bất động sản khó khăn, dưới áp lực tài chính không ít nhà đầu tư đất nền đang có dấu hiệu "xuống sức" do chịu cảnh chôn vốn, gồng mình trả lãi. Nhiều người buộc phải rao bán nhanh để thu tiền về dù phải chịu lỗ.
Từ ngày 1/4, taxi đón khách ở sân bay Tân Sơn Nhất có thể phải trả phí theo lượt 5.000-15.000 đồng. Nhiều người tỏ ra lo lắng khi khả năng cao là khoản phí này sẽ cộng dồn vào tiền cước cho hành khách chi trả mà chưa chắc dịch vụ ở sân bay đã tốt hơn
Hãy cùng nhau điểm danh những lỗi trang trí nội thất mà chúng ta thường mắc phải khiến cho không gian sống trở nên nhỏ hẹp và thiếu sáng.