Thứ sáu, 22/11/2024

Triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng để sớm khởi công đường Vành đai 3 TP.HCM

11/12/2022 5:00 PM (GMT+7)

Dự án Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,34 km được xác định là dự án giao thông trọng điểm. Hiện, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đang được các địa phương khẩn trương tiến hành.

Tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3 TP.HCM

Dự án Vành đai 3 TP.HCM đi qua 4 địa phương bao gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Tổng mức đầu tư của dự án là 75.378 tỷ đồng. Đây là công trình giao thông quan trọng, mang tính chất liên kết giữa các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Liên quan đến tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng của dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết đến nay, huyện Bình Chánh, Hóc Môn và Củ Chi đều rà soát hồ sơ pháp lý, đo đạc đạt 100% khối lượng. Tại TP.Thủ Đức dù hồ sơ lớn nhưng cũng đã đạt gần 90%. Tổng chi phí dự kiến cho công tác này khoảng 18.100 tỷ.

Được biết, dự án vành đai 3 TP.HCM có diện tích chiếm dụng khoảng 412 ha, với 1.671 trường hợp bị ảnh hưởng. Trong đó, 663 trường hợp bị giải tỏa trắng, 410 trường hợp đủ điều kiện tái định cư, 253 trường hợp không đủ điều kiện tái định cư.

Triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng để sớm khởi công đường Vành đai 3 TP.HCM - Ảnh 1.

TP.Thủ Đức đã trả tiền đền bù dự án Vành đai 3 cho 9 hộ dân. Ảnh: H.T

Theo dự toán do UBND TP.Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi lập, đơn giá bồi thường, hỗ trợ được tạm tính như sau: Đơn giá bồi thường đất ở từ 18,720 triệu đồng/m2 đến 40,149 triệu đồng/m2; đất trồng cây lâu năm có đơn giá bồi thường và hỗ trợ chuyển đổi nghề từ 3,840 triệu đồng/m2 đến 8,208 triệu đồng/m2; đất trồng cây hàng năm từ 3,2 triệu đồng/m2 đến 6 triệu đồng/m2.

Lãnh đạo Sở Tài Nguyên và Môi Trường cho biết, đơn giá bồi thường nêu trên chỉ là đơn giá tạm tính. Khi triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, UBND TP.Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi sẽ hợp đồng với đơn vị tư vấn độc lập thẩm định đơn giá đất cụ thể để trình Hội đồng thẩm định giá đất thành phố và UBND TP phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Liên quan đến tiến độ dự án Vành đai 3, Phó Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức cho biết đến nay đã hoàn thành công tác xác nhận hồ sơ pháp lý nhà, đất 72/72 hồ sơ thuộc dự án thành phần 1A; tổ chức chi trả tiền cho 9 hộ, số tiền gần 257,5 tỷ đồng. 

UBND TP.Thủ Đức cũng đã có các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phương án hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, phương án bồi thường, hỗ trợ cho 72 trường hợp. Đối với tuyến 1B, 2B, tổng số trường hợp bị ảnh hưởng là 595 hồ sơ, đã thu thập pháp lý 580 hồ sơ, đo đạc kiểm đếm được 538 hồ sơ, xuất bản vẽ 419 hồ sơ.

Triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng để sớm khởi công đường Vành đai 3 TP.HCM - Ảnh 3.

Dự án Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,34 km. Ảnh: H.T

Lãnh đạo TP.Thủ Đức cho biết, kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường (2% theo quy định) chưa được tạm ứng, nên có một số khó khăn trong quá trình triển khai công tác.

Công tác thu thập pháp lý, thông tin thửa đất và thu thập hợp đồng giao dịch chuyển nhượng (làm cơ sở thẩm định giá) chưa hoàn tất do hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai của phường chưa cập nhật kịp thời, chưa đáp ứng chính xác được thông tin chủ sử dụng đất, thiếu thông tin các hợp đồng giao dịch mua bán chuyển nhượng nhà đất.

Về công tác thẩm định giá, các đơn vị đã phối hợp khảo sát vị trí trên địa bàn 4 phường sơ bộ khoảng 89 vị trí, thu thập được khoảng 70% hợp đồng giao dịch/89 vị trí.

Đồng bộ khởi công đường Vành đai 3 TP.HCM

Hiện tại, các địa phương đang đẩy nhanh tiến độ, giải phóng mặt bằng để đồng bộ khởi công vào tháng 6/2023. Để thực hiện mục tiêu trên, TP.HCM đã đề ra năm nhóm nhiệm vụ trọng tâm cùng các công việc liên quan đến giải phóng mặt bằng, tái định cư cho dự án vành đai 3.

Ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban giao thông, cho biết dự án vành đai 3 TP.HCM đang được thành phố và các tỉnh đẩy mạnh triển khai các thủ tục. Theo đó, công tác phối hợp đồng bộ giữa các địa phương là vô cùng quan trọng.

Trong đó, tiến độ chung của dự án vành đai 3 sẽ được thành phố và các địa phương nỗ lực, hoàn thành đúng theo tiến độ đề ra như Chính phủ yêu cầu. Cụ thể, dự kiến sẽ khởi công dự án vào tháng 6/2023, chậm nhất đưa vào khai thác trục bốn làn xe ở giữa vào năm 2025. Đến năm 2026 sẽ hoàn thành toàn tuyến vành đai 3 bao gồm đường song hành.

Triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng để sớm khởi công đường Vành đai 3 TP.HCM - Ảnh 4.

Đây là dự án giao thông trong điểm. Ảnh: H.T

Để hoàn thành nhiệm vụ đề ra, ông Phúc cho biết TP.HCM đã đưa ra năm nhóm nhiệm vụ cần thực hiện. Đầu tiên, đối với dự án thành phần 1, thành phố cần hoàn thành giai đoạn thiết kế kỹ thuật, dự toán mời thầu. Theo đó, dự kiến đến ngày 30/4/2023 sẽ duyệt toàn bộ thiết kế kỹ thuật và dự toán mời thầu. Sau đó, TP.HCM sẽ chuyển sang giai đoạn lựa chọn nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát và sẵn sàng khởi công vào ngày 30/6/2023.

Thứ 2, dự án thành phần 2, TP.HCM sẽ bắt đầu ban hành thông báo thu hồi đất. Dự kiến đến tháng 3/2023 sẽ bàn giao 70% diện tích đất dự án, đến ngày 31/12/2023 sẽ có 100% mặt bằng cho toàn dự án.

Bên cạnh đó, chuẩn bị nguồn vốn, trong đó năm 2023 sẽ là năm cao điểm cho TP.HCM giải ngân. Dự kiến, TP.HCM cần có 23.000 tỷ đồng cho khâu giải phóng mặt bằng và 2.000 tỷ đồng cho xây lắp.

Tiếp theo đó, công tác điều phối, đồng bộ giữa TP.HCM và các địa phương. Theo đó, TP.HCM và các địa phương sẽ thành lập Ban chỉ huy, Ban chỉ đạo chung cho toàn dự án.

Về nhiệm vụ cuối cùng, TP.HCM cần rà soát các quỹ đất, các khu đô thị để biến tiềm lực của vành đai 3 thành động lực phát triển. Trong đó cần chú trọng để phát triển quỹ đất, đảm bảo công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt người dân trong dự án cần được hưởng lợi.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc

Cưỡng chế thu hồi khu "đất vàng" để xây dựng trường học

Cưỡng chế thu hồi khu "đất vàng" để xây dựng trường học

Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.

Dự án Aqua City được gỡ vướng pháp lý

Dự án Aqua City được gỡ vướng pháp lý

Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.

Vì sao TP.HCM "cắt" hợp đồng BOT tuyến nối đường Võ Văn Kiệt?

Vì sao TP.HCM "cắt" hợp đồng BOT tuyến nối đường Võ Văn Kiệt?

TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.