Nguy cơ chậm chân
Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31, nhắc đến việc mở cửa đường bay quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Chúng ta có vaccine Covid-19, quyết tâm chống dịch thì phải tự tin mở cửa, không ngại gì cả. Chúng ta phải thích ứng linh hoạt an toàn hiệu quả. Việc mở đường bay đưa ra rất cụ thể, các bộ ngành phải làm".
Chỉ đạo của Thủ tướng đã được sự đồng tình của nhiều Đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Trao đổi với phóng viên bên lề Hội nghị Ngoại giao, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Hong Kong Phạm Bình Đàm cho biết: "Các đại lý vé máy bay ở Hong Kong nói rằng, chúng tôi có thể bán vé máy bay đi hầu hết thế giới nhưng đi Việt Nam thì chưa bán. Đến lúc phải phải làm quyết liệt, nếu không là nguy cơ chậm chân, mất cơ hội vaò tay láng giềng.
Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi cảnh báo: Quy định nhập cảnh của Việt Nam rất chặt, danh sách vào phải được duyệt, về phải cách ly, trong khi các doanh nhân làm ăn họ không đủ thời gian. Kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi, nếu ta không kịp thời đón du khách, họ chọn sang nước khác thuận tiện hơn, chúng ta sẽ lỡ nhịp phát triển kinh tế".
Trong phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói rõ: Hiện giờ là thời cơ để phục hồi kinh tế. Nếu các chính sách, trong đó có việc đi lại, giao thương không được thay đổi, nhà đầu tư sẽ đi tìm thị trường khác.
Trong đề xuất mở cửa đường bay của Bộ Giao thông Vận tải, đường bay Hong Kong mở cửa đợt 2, nhưng điều đó, theo Tổng lãnh sự Phạm Bình Đàm, là không hợp lý: "Hong Kong là nơi duy nhất trên thế giới không có dịch. Nên mở ngay không nên chờ, không cần điều kiện nào cả".
"Nhà đầu tư muốn bay thương mại vào Việt Nam rất khó khăn: Các CEO, lãnh đạo đạo tập đoàn vào Việt Nam làm việc ngắn ngày chúng tôi phải có công văn giải quyết từng trường hợp. Ngoài ra là bà con người Việt ở Hong Kong muốn về nước". (Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Hong Kong Phạm Bình Đàm)
Nhu cầu đi lại của doanh nhân và người Việt tại Áo cũng rất lớn. Đại sứ Việt Nam tại Áo Nguyễn Trung Kiên nói: "Khi tôi trao đổi với các doanh nghiệp Áo thì câu hỏi đầu tiên của doanh nghiệp và Bộ Kinh tế Áo là khi nào Việt Nam mở cửa, mở cửa thế nào. Các doanh nghiệp ở Áo cho rằng đã đi vào trao đổi giao thương không thể online, có thể cung cấp thông tin online nhưng đàm phán không thể online. Rất nhiều doanh nghiệp Áo muốn vào Việt Nam nhưng họ quan tâm điều kiện cách ly, khi vào làm việc với ai, đi thăm nhà xưởng, doanh nghiệp như thế nào. Cộng đồng người Việt cũng mong về thăm quê vì đó là vấn đề tình cảm".
Có ý kiến tương tự, Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi cho biết, số người Việt ở Nga là khoảng 60.000 – 80.000 người, tất cả bà con đều rất mong muốn về quê ăn Tết, nhất là 2 năm qua chuyến bay thương mại không có. "Tâm tư tình cảm bà con xa xứ ai cũng hướng về quê hương đất nước. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm Nga vừa qua, khi gặp gỡ đại diện cộng đồng, bà con đã bày tỏ mong muốn sớm triển khai chuyến bay thương mại bình thường để bà con về quê ăn Tết".
Ông cũng cho biết, nhiều doanh nghiệp Nga muốn vào Việt Nam đầu tư làm ăn, nhất là sau chuyến thăm của Chủ tịch nước nhưng không vào được vì các quy định ngặt nghèo của Việt Nam.
Các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao đã thẳng thắn chỉ ra nhiều bất cập trong việc tổ chức các chuyến bay giải cứu cũng như các quy định nhập cảnh đã triển khai thời gian qua.
Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi nói về các "chuyến bay combo" kết hợp giữa bay và cách ly khách sạn: "Chuyến bay combo không được tổ chức định kỳ, thường xuyên nên rất đắt đỏ, từ hàng không, khách sạn, các công ty tổ chức nên chi phí rất cao, nhiều bà con không thể đáp ứng được điều kiện mua combo như vậy".
Ông Khôi cho biết, Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện đã kiến nghị chuyến bay thương mại từ lâu. "Khi chưa tiêm vaccine đầy đủ thì có thể hạn chế chuyến bay từ nước ngoài, nhưng giờ dịch đã được kiểm soát, tỷ lệ tiêm vaccine rất cao ở nhiều địa phương" – ông nói. "Một tỉnh như Yên Bái, sáng nay tôi trao đổi với Chủ tịch tỉnh thì được biết Yên Bái đã tiêm mũi 1 cho 98% người dân, mũi 2 gần 90%".
Việt Nam là một trong số ít nước có tỷ lệ tiêm chủng cao. Trong bối cảnh đó sớm mở lại chuyến bay thương mại về nước không phải cách ly là đáp ứng bình thường mới – Đại sứ Đặng Minh Khôi phân tích. "Như Thủ tướng chỉ đạo, không lẽ gì đã chi nguồn lực rất lớn để tiêm vaccine thì giờ chuyến bay cách ly là lãng phí lớn nguồn lực cho xã hội và ảnh hưởng tâm tư tình cảm người dân".
"Người bay đã tiêm 2 mũi, xét nghiệm âm tính trong vòng 72h, nên rủi ro từ người nhập cảnh rất ít, rất thấp, trong khi đi lại giữa các địa phương ở Việt Nam rất nhiều, với vài trăm, cả nghìn ca một ngày, rủi ro từ nước ngoài về thấp hơn nhiều so với trong nước". (Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Hong Kong Phạm Bình Đàm)
Ông cho rằng, giờ đây trong nước mỗi ngày có 14 – 15.000 ca nhiễm, trong khi bà con về số ca ít, như vậy người từ nước ngoài về không phải nguồn lây nhiễm. Quan trọng yêu cầu bà con test PCR, tiêm 2 mũi vaccine, test ngay tại sân bay, theo dõi ở nhà, sẽ đảm bảo đi lại, thông thương, kinh doanh phát triển bình thường.
Tổng Lãnh sự Phạm Bình Đàm cũng nhắc đến các quy định cách ly: Việt Nam là nơi có dịch lại cách ly với người từ nơi không có dịch như Hong Kong là chưa hợp lý.
Tuy nhiên, đặt lên hàng đầu vẫn là yếu tố an toàn – các Đại sứ nhấn mạnh. Đại sứ Việt Nam tại Áo Nguyễn Trung Kiên nói: "Chính phủ đang đứng trước thách thức lớn, một mặt là người nhiễm tăng trong khi năng lực y tế hạn chế, nên mở cửa thế nào là bài toán khó. Nhưng hướng là chúng ta phải chung sống với bệnh dịch, phải mở".
Theo ông Kiên, Việt Nam dựa vào ngoại thương, đầu tư, xuất nhập khẩu rất lớn, nên mở thế nào để đảm bảo an toàn cuộc sống người dân tối đa, tận dụng giao thương nước ngoài để phát triển. "Phải cố gắng đảm bảo lợi ích chung của cả đất nước chứ không phải từng ngành từng địa phương, bảo đảm lợi ích của người có thu nhập thấp, thu nhập ngắn hạn, người có sức khoẻ không tốt. Đó là nỗi lo chung".
Ông cho rằng, khủng hoảng bệnh dịch là hồi chuông thức tỉnh chúng ta quan tâm hơn đến môi trường, lối sống, sự tôn trọng trật tự, quy tắc trong xã hội, tôn trọng cái chung, tôn trọng các quy định y tế mới có thể giúp Chính phủ điều hành, tôn trọng sự minh bạch để giúp quản lý y tế tốt.
Đại sứ Việt Nam tại Anh Nguyễn Hoàng Long khẳng định: "Nếu muốn khôi phục kinh tế bắt buộc phải mở đường bay. Nhưng mở phải đảm bảo an toàn" – ông nói. Đại sứ Long cho biết: Mở đường bay là mong muốn của các sứ quán, đảm bảo an toàn là yêu cầu của Chính phủ, những điều đó sẽ có các cơ quan chức năng đánh giá.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP.HCM khẩn trương hoàn thành các thủ tục triển khai Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM trong tháng 12/2024, cơ bản hình thành Trung tâm trong quý I/2025.
Nhiều đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Temu đình đám của Trung Quốc không được thông quan và giao dịch tại Việt Nam trong hôm nay. Nguyên nhân là Temu vừa tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Nghĩa vụ của Temu là phải chuyển trả lại tiền cho người tiêu dùng.
Nhu cầu đi lại bằng tàu hoả để về quê, du lịch trong dịp Tết của người dân vẫn rất lớn. Chỉ sau 2 tháng mở bán, ngành đường sắt đã bán thành công hơn 137.000 vé.
Đây là loạt dự án có khả năng đem về cho ngân sách TP.HCM 18.000 tỷ đồng. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa yêu cầu các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ cho 5 dự án này.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Tỷ lệ hài lòng chung của phụ huynh và học sinh ở TP.HCM đối với dịch vụ giáo dục công năm 2024 cao hơn so với năm 2023, theo kết quả khảo sát của Sở Giáo dục & Đào tạo (GDĐT) thành phố