Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán dựa trên kết quả giảm phát thải từ Quỹ Đối tác Carbon Lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới, theo công bố của WB.
Đây là khoản chi trả cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tức "tín chỉ carbon") do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.
Những kết quả cụ thể được WB liệt kê chi tiết như sau.
Việt Nam giảm được 10,3 triệu tấn phát thải carbon cho giai đoạn từ ngày 1/2/2018 đến 31/12/2019. Đây là khoản chi trả đơn lẻ lớn nhất từng có từ Quỹ FCPF cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh và chất lượng cao. Khoản tiền này sẽ mang lại lợi ích cho 70.555 chủ rừng và 1.356 cộng đồng sống gần rừng, được chia theo kế hoạch chia sẻ lợi ích rộng rãi được xây dựng qua quá trình tham vấn minh bạch với nhiều bên tham gia.
Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Carolyn Turk, cho biết: "Khoản chi trả mang tính bước ngoặt này đánh dấu một bước nữa để Việt Nam tham gia thị trường tín chỉ carbon toàn cầu và mở ra một cơ hội mới để tài trợ cho các cam kết và mục tiêu khí hậu đầy tham vọng của quốc gia".
Tín chỉ carbon là gì?
Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương. Một tín chỉ tương đương với 1 tấn CO2 hoặc 1 tấn CO2 quy đổi tương đương.
Việt Nam đang hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net zero) vào năm 2050. Theo lộ trình, sàn giao dịch carbon sẽ vận hành thí điểm tại Việt Nam vào năm 2025. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trình Thủ tướng ban hành tổng hạn ngạch phát thải cho từng giai đoạn, qua đó sẽ phân bổ hạn ngạch phát thải carbon cho các doanh nghiệp thuộc diện phải kiểm kê phát thải khí nhà kính.
Ví dụ các doanh nghiệp sản xuất xi măng, sắt thép, nhiệt điện muốn tăng sản lượng, sản xuất, vượt hạn ngạch phát thải được phân bổ thì phải mua lại hạn ngạch phát thải từ các doanh nghiệp phát thải ít, kiểm soát tốt lượng phát thải trong sản xuất, chưa sử dụng hết hạn ngạch phát thải được phân bổ.
Sau khi thí điểm từ năm 2025, thị trường tín chỉ carbon Việt Nam sẽ vận hành chính thức từ năm 2028. Doanh nghiệp kỳ vọng hành lang pháp lý được khơi thông sẽ giúp thị trường hàng tỉ USD này sôi động, nhiều ngành tăng nguồn thu từ bán tín chỉ carbon.
Từ những khoản tiền tươi thóc thật từ thị trường này, tập đoàn đầu tư VinaCapital đã nhìn thấy cơ hội. VinaCapital thành lập VinaCarbon, quỹ đầu tư tác động về khí hậu vào tháng 9/2023 nhằm đầu tư vào các doanh nghiệp và dự án có thể tạo tín chỉ carbon giúp giảm phát thải khí nhà kính. Quỹ này hướng đến mục tiêu giảm phát thải ròng tại Việt Nam, tập trung đầu tư vào các công ty và dự án có thể tạo ra tín chỉ carbon.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.