Theo đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung quy định về "bảo hiểm nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà, công trình xây dựng theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng" đối với các giao dịch kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai.
Đồng thời, HoREA cũng đề nghị bổ sung trở lại quy định cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, góp vốn vào các doanh nghiệp khác, được kinh doanh bất động sản theo quy định của Chính phủ, như đã quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.
HoREA nhận thấy trong thị trường bất động sản, khách hàng thường là "bên yếu thế", nhất là các khách hàng là người tiêu dùng mua nhà để ở, hoặc là nhà đầu tư nhỏ so với chủ đầu tư dự án bất động sản thường là "bên có lợi thế".
Bảo hiểm rủi ro cho người mua nhà hình thành trong tương lai là rất cần thiết
Khoản 1 Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã quy định "chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng".
Đây là quy định bắt buộc "chủ đầu tư phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết. Nhưng, quy định này đúng nhưng chưa đủ, mà cần bổ sung thêm biện pháp "bảo hiểm rủi ro" thông qua cơ chế hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm "bảo hiểm rủi ro" cho khách hàng thông qua hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm "chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm" là chủ đầu tư trong trường hợp không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với người mua nhà.
Việc bổ sung này rất cần thiết bởi Khoản 1 Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 chỉ quy định một "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ" của chủ đầu tư là phải thực hiện "bảo lãnh ngân hàng" trước khi bán, trong lúc Bộ Luật Dân sự 2015 quy định nhiều "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ". Còn Điều 292 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định 9 "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ", trong đó có biện pháp có tiền "ký quỹ" hoặc "thế chấp tài sản".
Chưa kể, Điều 292 Bộ Luật Dân sự 2015 lại không quy định biện pháp "bảo hiểm rủi ro" cũng là một "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ".
Hiệp hội nhận thấy, biện pháp "bảo hiểm rủi ro" thông qua cơ chế hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm "bảo hiểm rủi ro" cho khách hàng thông qua hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm là một "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ" được thực hiện ngoài hệ thống tổ chức tín dụng, theo phương thức "xã hội hóa", giúp giảm tải, giảm áp lực cho hệ thống tổ chức tín dụng…
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.