Chủ nhật, 24/11/2024

Kinh tế Việt Nam trên đà phục hồi

04/01/2022 6:30 AM (GMT+7)

Với chính sách phát triển phù hợp cùng nỗ lực đáng ghi nhận trong ứng phó với dịch bệnh, Việt Nam được nhận định sẽ tiếp tục đạt được tăng trưởng kinh tế rất khả quan trong năm 2022.

Những điểm tựa quan trọng

Khép lại một năm 2021 đầy sóng gió bởi “bóng ma” Covid-19 bủa vây trên phạm vi toàn cầu, bài viết mới đây của hãng thông tấn Bernama (Malaysia) cho rằng Việt Nam đã hoàn thành một số chỉ tiêu kinh tế.

Trong khi biến thể Delta và mới nhất là Omicron khiến nhiều nước chao đảo, Việt Nam vẫn lọt vào danh sách số ít quốc gia duy trì được mức tăng trưởng dương trên 2%. Đáng chú ý, bài viết nhấn mạnh đến việc Việt Nam đã thu hút hơn 29 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng gần 500 triệu USD so với năm 2020.

Theo hãng thông tấn Bernama, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các hỗ trợ chưa từng có cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch, đồng thời thực hiện các điều chỉnh chính sách kịp thời. Mỗi địa phương cũng áp dụng những cách thức riêng trong việc thực hiện các chính sách và chủ trương của Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu kép là phòng, chống dịch (PCD) và phát triển kinh tế-xã hội.

Thêm vào đó, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia thành công với chương trình tiêm chủng. Số liệu từ trang Our World in Data ngày 1-1 cho thấy, Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho 79,5% dân số. Theo công bố của Bộ Y tế Việt Nam, tính đến hết ngày 30-12-2021, cả nước đã tiêm gần 151 triệu liều vaccine.

“Việt Nam đã chuyển chiến lược PCD từ “zero Covid” (không có ca nhiễm) sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả đại dịch, giúp duy trì các hoạt động kinh tế”, bài viết đánh giá.

Kinh tế Việt Nam trên đà phục hồi - Ảnh 1.

Công nhân may hàng xuất khẩu tại Công ty Cổ phần May Hưng Việt ở tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Reuters

Riêng tờ Nikkei Asia Review (Nhật Bản) lại đặc biệt đề cao đến sự bứt phá của kinh tế đất nước hình chữ S trong quý IV-2021. Cụ thể, Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,22% trong 3 tháng cuối năm. Đây là sự đảo chiều ấn tượng so với mức sụt giảm của quý trước đó (-6,02%), qua đó đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm tăng 2,58%.

“Nhờ dần nới lỏng các hạn chế về PCD kể từ tháng 10 mà Việt Nam có thể thúc đẩy nền kinh tế phục hồi nhanh trở lại”, Nikkei Asia Review nhận định.

Triển vọng tích cực

Từ những kết quả đáng khích lệ trong năm vừa qua, nhiều đánh giá tích cực về khả năng phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 đã được đưa ra.

Một lần nữa, hãng thông tấn Bernama dẫn lời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho hay, những khó khăn mà Việt Nam đang gặp phải chỉ là tạm thời và nhấn mạnh những lợi thế, tiềm năng và động lực mới của đất nước đối với sự phát triển lâu dài và nền tảng vĩ mô, với cán cân kinh tế vững chắc và ổn định.

Nikkei Asia Review dẫn số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Việt Nam có thể đạt tăng trưởng GDP 6,6% trong năm nay. Để đạt được mục tiêu này, IMF khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục tăng cường năng lực y tế nhằm hỗ trợ hồi phục các hoạt động kinh tế, cùng với đó là các chính sách tài khóa, tiền tệ kịp thời và đúng đối tượng, các công cụ tái cơ cấu để hỗ trợ phát triển trong dài hạn.

Ngoài ra, Nikkei Asia Review còn cho rằng dòng vốn FDI sẽ là một động lực quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam. “Các tập đoàn toàn cầu vẫn rất quan tâm đến thị trường Việt Nam. Đơn cử như tập đoàn LEGO của Đan Mạch sẽ khởi công xây dựng nhà máy hơn 1 tỷ USD tại tỉnh Bình Dương vào năm 2022”, Nikkei Asia Review dẫn chứng.

Cùng chung những nhận định trên, chuyên trang Vietnam Briefing của tập đoàn Dezan Shira & Associates có trụ sở tại Hồng Công (Trung Quốc) vừa đăng bài viết phân tích các yếu tố được cho là sẽ đóng góp vào sự phục hồi kinh tế của Việt Nam trong năm 2022 như: Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, hoạt động mua lại và sáp nhập, các gói hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho các doanh nghiệp, việc nới lỏng thủ tục nhập cảnh, sự ổn định về chính trị, du lịch...

“Nền kinh tế Việt Nam sẽ vẫn trên đà tăng trưởng tích cực”, bài viết kết luận.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm

Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?

Giá vàng liên tục tăng cao chưa từng thấy, các chuyên gia đều đồng thuận dự báo một kịch bản

Giá vàng liên tục tăng cao chưa từng thấy, các chuyên gia đều đồng thuận dự báo một kịch bản

Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?