Hồ Than Thở là danh thắng cấp quốc gia, được giao cho Công ty TNHH Thùy Dương triển khai dự án phục hồi, tôn tạo, trồng rừng và khai thác cảnh quan với quy mô 118ha, tổng mức đầu tư khoảng 29,6 tỷ đồng. Lâm Đồng đã bàn giao 39ha đất và thỏa thuận quy hoạch chi tiết từ năm 2012, nhưng tiến độ đầu tư thực hiện rất chậm.
Có lúc rác thải tràn ngập góc hồ Than Thở |
Đối với đối với 79ha còn lại (bao gồm 20ha đất trồng rừng cảnh quan và 59ha đất chưa bàn giao cho nhà đầu tư), mới đây, Công ty TNHH Thùy Dương đề nghị tỉnh cho lập quy hoạch chi tiết 1/500.
Về vấn đề này, Sở Xây dựng cho rằng, đối chiếu với bản đồ quy hoạch sử dụng đất đính kèm Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ (về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050) thì 79ha này được xác định là đất cây xanh cảnh quan và đất du lịch hỗn hợp. Trong đó, diện tích đất du lịch hỗn hợp được định hướng chức năng “du lịch nghỉ dưỡng cao cấp” với các cơ sở lưu trú dạng resort.
Do đó, việc Công ty TNHH Thùy Dương đề nghị lập quy hoạch chi tiết 1/500 cho khu vực mở rộng gắn liền với thắng cảnh hồ Than Thở với tính chất là khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp trên diện tích đất du lịch hỗn hợp theo định hướng quy hoạch chung được duyệt là phù hợp.
Tuy nhiên, từ giữa năm 2020, phần diện tích nêu trên lại thuộc phạm vi khu vực có diện tích 80ha đất du lịch hỗn hợp mà UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND TP. Đà Lạt khẩn trương lập quy hoạch phân khu, trình thẩm định, phê duyệt, làm cơ sở quản lý đất đai, xây dựng tại khu vực.
Mặt khác, tháng 7/2021, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương cho Công ty CP địa ốc Đại Quang Minh nghiên cứu, lập ý tưởng thiết kế quy hoạch Khu đô thị phía Đông, TP. Đà Lạt với phạm vi 530ha bao gồm cả diện tích giao cho Công ty TNHH Thùy Dương thực hiện dự án và 80ha đất du lịch hỗn hợp nói trên.
| ||
|
Với những lý do đó, Sở Xây dựng đề nghị Sở KH&ĐT kiến nghị UBND tỉnh tạm thời chưa xem xét đề xuất lập quy hoạch chi tiết phạm vi 79ha như đề nghị của Công ty TNHH Thùy Dương.
Cũng cần nói thêm, trong năm 2019, Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát đã đề nghị được lập quy hoạch phân khu Khu đô thị phía Đông với quy mô khoảng 286,7ha. Sở Xây dựng đã có văn bản báo cáo đề xuất UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát lập quy hoạch, nhưng đến nay vẫn chưa có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
Vì danh tiếng lâu đời của thắng cảnh quốc gia hồ Than Thở, diện tích đất khu vực này rất rộng và không quá xa trung tâm thành phố nên diễn ra cuộc đua xin lập quy hoạch phát triển Khu đô thị phía Đông TP.Đà Lạt.
Hồ Than Thở đã được công nhận là danh thắng cấp quốc gia. Ảnh TL |
Hiện Công ty Đại Quang Minh là ứng viên giàu tiềm năng bởi được tỉnh giao nghiên cứu, lập ý tưởng thiết kế quy hoạch khu đô thị này với diện tích lên tới 530ha, trùng lấn với diện tích đã giao Công ty TNHH Thùy Dương thực hiện dự án trước đó và diện tích đất giao cho UBND TP.Đà Lạt lập quy hoạch phân khu.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc