Kể từ đầu năm 2022, những căng thẳng liên quan đến chiến sự tại Ukraine khiến nền kinh tế thế giới vốn đã bị tổn thương nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, lại thêm "chao đảo" vì gián đoạn chuỗi cung ứng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều nước đang phải chật vật ứng phó với bài toán lạm phát tăng phi mã.
Điển hình tại Mỹ, lạm phát đã tăng vọt kể từ đầu năm 2021 khi nền kinh tế nước này bắt đầu phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Tỷ lệ lạm phát của Mỹ trong tháng 3 và tháng 4 năm 2022 lần lượt là 8,5% và 8,3%, đều là những mức cao kỷ lục trong hơn 40 năm qua.
Trong khi đó, lạm phát ở Anh cũng ở mức gần 7% chạm ngưỡng kỷ lục trong ba thập kỷ. Tại Nga, mức lạm phát trong tháng 4 cũng đã tăng lên 17,62%% (so với 9,2% của tháng 2).
Còn tại Việt Nam, dù các cơ quan chức năng đang đẩy mạnh các biện pháp tổng thể để ngăn chặn lạm phát, bão giá nhưng nền kinh tế vẫn đang chịu những áp lực nặng nền từ lạm phát.
Cụ thể, tại Việt Nam chỉ tính trong lĩnh vực xây dựng giá vật liệu xây dựng tăng từ 10 - 15% trong 2 tháng qua và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Các chuyên gia cho biết giá nhiên liệu tăng khiến giá hàng hóa tăng được nhìn thấy rõ. Khả năng giá cước vận tải, giá vật liệu xây dựng tiếp tục tăng nữa trong thời gian tới, gây áp lực vô cùng lớn cho nền kinh tế và doanh nghiệp.
Đặc biệt, giá xăng dầu cuối tháng 5 đã phá kỷ lục vượt mốc hơn 30.000 đồng/lít khiến các mặt hàng khác đều thông báo tăng giá trong tháng 5 khiến nỗi lo lạm phát lại ám ảnh nền kinh tế. Theo các chuyên gia, hầu hết các lĩnh vực chăn nuôi, đánh bắt thủy sản, xây dựng và bán lẻ... đều bị ảnh hưởng lớn do xăng dầu tăng giá quá nhanh và liên tục. Giá xăng cũng là "thủ phạm" có thể khiến giá cả nhiều hàng hóa tăng vào nhũng tháng cuối năm.
Theo các chuyên gia kinh tế, lạm phát làm hao mòn lợi nhuận thu được từ các khoản tiết kiệm, cho dù đó là tiền mặt hoặc tiết kiệm có lãi suất cố định như trái phiếu. Những khoản này mang lại lợi ích cho những người đầu tư vào tài sản hoặc cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi cao hơn, và dĩ nhiên rủi ro cũng cao hơn. Trong đó, đầu tư vào tài sản, cụ thể là vàng và bất động sản vẫn được nhiều nhà đầu tư "chọn mặt gửi vàng".
Theo ông Phan Hoài Nam, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường một công ty bất động sản lớn tại TPHCM cho hay, nếu xét ở khía cạnh thanh khoản, khi lạm phát tăng cao, vàng sẽ là kênh nóng sốt hơn vì ai cũng có thể mua được trong khi bất động sản bị hạn chế do giá trị quá lớn. Nói cách khác, bất động sản vẫn là lựa chọn an toàn cho những cá nhân đang sở hữu dòng tiền lớn cần tìm một bến đỗ an tâm. Với lý do đó, năm 2022, thị trường sẽ đón dòng tiền khổng lồ chạy theo hướng mua tích trữ tài sản, đầu tư dài hạn.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn e ngại khi cân nhắc nên chọn bất động sản ra sao để tránh khỏi bẫy thị trường. Theo TS.Trần Nguyễn Minh Hải – Chuyên gia Địa ốc Đại học Ngân hàng TPHCM đánh giá, bất chấp lạm phát, quy luật về hàng hóa cầu cao, cung còn quá ít lại càng là lựa chọn an toàn. Những dòng sản phẩm bất động sản mới, được sự chào đón và công nhận của thị trường, chạm đúng thị hiếu người mua thì việc sở hữu chúng luôn mang lại giá trị ở hiện tại và thỏa cả yếu tố đầu tư lâu dài.
Đến đầu năm 2022, duy nhất Shizen Home tại khu vực Quận 7 được Gotec Land ra mắt vào cuối tháng 4. Shizen Home nằm ven sông Sài Gòn, sát cầu Thủ Thiêm 4, có quy mô 2 tòa tháp. Đồng thời đây cũng là dự án đầu tiên tại TPHCM triển khai theo mô hình căn hộ kết hợp khoáng nóng tại gia. Với quy mô 500 căn hộ, dự án này cũng chỉ là "hạt muối bỏ bể" trong bối cảnh nguồn cầu thực gia tăng mạnh mẽ về nhà ở sau một thời gian 2 năm trắng nguồn cung và nhu cầu chăm sóc sức khỏe được đề cao sau Covid.
Đặc biệt, theo giới đầu tư giá trị thực sự của Shizen Home sẽ còn ở giai đoạn 2 năm tới khi toàn bộ khu vực cảng Tân Thuận sau khi được di dời về cảng Hiệp Phước, sẽ được chỉnh trang thành công viên ven sông lớn nhất Quận 7. Cùng với đó, cuối năm 2022 – đầu năm 2023, cầu Thủ Thiêm 4 sẽ được triển khai. Đây là những đòn bẩy sẽ tạo nên cú hích mạnh tạo giá trị vượt trội cho những người sở hữu cuối căn hộ tại Shizen Home.
Lạm phát tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không chọn đúng kênh đầu tư, nhưng cũng đồng thời là cơ hội cho những nhà đầu tư có tiềm lực và am hiểu thị trường bức phá.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.