Margrethe Maersk - tàu container lớn nhất thế giới dỡ hàng container tại cảng Cái Mép.
Công ty TNHH Maersk Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Dự án thí điểm dịch vụ vận tải xanh trong vận tải đường bộ và đường thủy, kết nối mạng lưới hậu cần bền vững.
Cụ thể, Maersk Việt Nam xin nhập khẩu xe tải điện (cả xe tải nhỏ và xe tải hạng nặng) từ Trung Quốc để triển khai thí điểm vận chuyển hàng hóa đường bộ trên một số tuyến cố định, đồng thời thực hiện kết nối đường thủy nội địa nhằm kết nối hậu cần liền mạch.
Maersk Việt Nam cho biết là tập đoàn vận chuyển này luôn cam kết đầu tư và đi đầu trong việc cung cấp các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường cho khách hàng trên toàn cầu nói riêng và thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, Maersk Việt Nam đang gặp khó khăn do khả năng tiếp cận hạn chế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với dịch vụ hậu cần trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ vận tải đường bộ, đường thủy, nơi chính sách hiện hành hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 51% và 49%.
Do đó, nhà vận chuyển này đang phải dựa vào các nhà cung cấp vận tải bên thứ ba để cung cấp dịch vụ vận tải địa phương, điều này có thể không phù hợp với tầm nhìn, mục tiêu và tạo ra những hạn chế trong việc đạt được những cam kết phát triển bền vững lâu dài của Maersk.
Vì vậy, để tiếp tục triển khai các dự án phát triển bền vững tại Việt Nam, Maersk Việt Nam xin phép Bộ GTVT được đề xuất dự án thí điểm trực tiếp đầu tư và sử dụng xe tải điện trong quá trình vận chuyển đường bộ bởi doanh nghiệp 100% FDI hoặc bởi công ty liên doanh có tỉ lệ sở hữu nước ngoài cao hơn tỉ lệ hiện tại.
“Đây cũng là một bước quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh vận tải xanh của Maersk tại Việt Nam”, đại diện Maersk nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, thông qua dự án thí điểm này, Maersk Việt Nam cũng muốn chia sẻ kinh nghiệm thực hiện trong nước và quốc tế giúp bổ sung và hoàn thiện các chính sách nhập khẩu cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến xe tải điện tại Việt Nam nhằm khuyến khích tất cả các doanh nghiệp vận tải trong và ngoài nước tiếp cận dễ dàng hơn đối với xe tải điện. Đồng thời khuyến khích việc sử dụng và sản xuất việc để sẵn sàng thích ứng cho việc triển khai và lưu hành đồng loạt xe tải điện tại Việt Nam cũng như hướng tới kết nối các trạm sạc tới nguồn năng lượng tái tạo.
Hiện Maersk Việt Nam cũng đã tổ công tác nghiên cứu và thực hiện dự án, trong đó có ông Kevin Stuart Burrell, Giám Đốc điều hành khu vực Mekong, góp mặt.
Maersk Việt Nam cho biết là doanh nghiệp này luôn ưu tiên chuyển đổi các phương tiện thương mại sang năng lượng điện, đặc biệt là xe tải điện trong vận chuyển đường bộ.
Sau thành công tại Hoa Kỳ với việc đầu tư hơn 400 xe tải chạy bằng điện, tập đoàn đang tìm kiếm các cơ hội để tiếp tục triển khai xe điện thương mại tại các thị trường khác, trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều công ty tập đoàn toàn cầu cũng là những khách hàng lớn của Maersk (như Adidas, Nike, Puma, IKEA, Decathlon và Samsung) đã đưa ra các cam kết, những kỳ vọng cao về phát triển bền vững với các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đặt ra trước năm 2040 nên việc chuyển đổi sang các phương tiện vận tải điện hay năng lượng xanh là điều tất yếu trong lĩnh vực hậu cần.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sẽ cung cấp các khoản vay mới tổng cộng 100 tỷ USD để giúp các nước vùng châu Á - Thái Bình Dương bao gồm Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng khác.
Hội đồng quản trị Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - mã: HAG) mới thông qua việc điều chỉnh kỳ hạn trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng được phát hành ngày 18/6/2012 từ 11 năm thành 13 năm. Vì vậy, ngày đáo hạn dời từ 30/9/2023 sang 30/9/2025.
Với kỳ hạn 28 ngày, lượng tín phiếu mà Ngân hàng Nhà nước phát hành từ ngày 21-29/9 sẽ lần lượt đáo hạn từ ngày 19/10 - 27/10, đồng nghĩa lượng tiền tương ứng có thể được bơm trở lại hệ thống trong 2-3 tuần tới.
Công ty CP Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC) vừa nhận quyết định xử phạt về thuế qua thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế trong ba năm 2020, 2021 và 2022, theo đó, KIDO bị truy thu thuế gần 18 tỷ đồng và bị phạt hành chính 3,2 tỷ đồng.
Sau 14 ngày kể từ ngày trúng đấu giá 2 biển số xe siêu đẹp với giá 45 tỷ đồng, người trúng đấu giá vẫn im hơi lặng tiếng, “chưa có câu trả lời”.
Việt Nam đã đạt được những bước tiến trong việc thỏa mãn các điều kiện nâng hạng thị trường chứng khoán, nhưng còn một số hạn chế, đặc biệt về sở hữu nước ngoài. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được xem là giải pháp hiệu quả cho vấn đề này.