Thứ bảy, 27/04/2024

Mở lối đi mới tránh điệp khúc nông sản ùn ứ cửa khẩu

20/03/2022 1:00 PM (GMT+7)

Nông sản ùn ứ ở cửa khẩu đã trở thành điệp khúc “đến hẹn lại lên” từ đầu năm đến nay, đòi hỏi sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp để giải quyết bài toán này.

Mở lối đi mới tránh điệp khúc nông sản ùn ứ cửa khẩu  - Ảnh 1.

Xe nông sản được bố trí dừng đỗ tại khu xuất nhập cảnh Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị để giảm thiểu ùn ứ. Ảnh: Quang Duy/TTXVN

Khó giải

Trong tuần qua, phía Trung Quốc thông báo tạm dừng thông quan xuất, nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam)-Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) do phát hiện ca nhiễm COVID-19 và hiện vẫn chưa thông báo thời gian khôi phục lại hoạt động thông quan, dẫn đến tình trạng gần 1.000 xe đang chờ để xuất hàng hóa. 

Trước, trong Tết Nguyên đán, nhiều lái xe container nông sản đã phải vạ vật tại các cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn, không được về quê đón Tết và đến nay, tình trạng này tiếp tục tái diễn. 

Theo ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nguyên nhân là do phía Trung Quốc đang thực hiện chính sách “Zero COVID” để kiểm soát chặt dịch bệnh lây lan. Liên bộ ngành đã đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ, nhưng chưa triệt để, mặc dù cũng đã có tín hiệu tích cực. Cụ thể, từ ngày 25/1 đến nay, với những nỗ lực ngoại giao, điều tiết trong nước, đã có 15.000 xe thông quan. Trước đây, chỉ 7/13 cửa khẩu mở và thông quan hạn chế, hiện đã mở hết 13/13 cửa khẩu. 

Bà Đoàn Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, dự kiến đến 20/4, lượng xe nông sản qua cửa khẩu Xe nông sản được bố trí dừng đỗ tại khu xuất nhập cảnh Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) để giảm thiểu ùn ứ. Lạng Sơn sẽ lên tới 2.000 xe và tiếp tục gia tăng khi các địa phương vào chính vụ thu hoạch. Trong khi tiêu thụ nội địa chưa được nhiều, thì cơ bản, các doanh nghiệp bao tiêu vẫn chuyển lên cửa khẩu, gây ùn ứ hàng hóa. Tỉnh đã chủ trương tập trung các giải pháp hạn chế tiếp xúc, nhưng năng lực thông quan chưa được cải thiện. Vì vậy, tình trạng ùn tắc vẫn sẽ tiếp diễn…

Qua tìm hiểu, hàng hóa ùn ứ tại các cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc chủ yếu là nông sản, thủy sản. Nếu thời gian thông quan lâu, các mặt hàng này sẽ bị hỏng, đổ bỏ, không còn khả năng tiêu thụ, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. 

Cấp bách xây dựng lộ trình và kế hoạch căn cơ

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định, cách làm kinh tế của các doanh nghiệp, nông hộ hiện nay vẫn “mù mờ” cungcầu, không đi vào quỹ đạo, giống như đi buôn chuyến, chưa hợp tác bài bản, kết nối, liên kết tiêu thụ. 

Ở nhiều địa phương hiện nay, hoạt động nuôi trồng hầu hết thả nổi để bà con nông dân tự làm, chỉ biết trồng bao nhiêu hecta, chưa chú trọng mùa vụ, sản lượng, chất lượng, bảo quản và tìm hiểu thị trường tiêu thụ. Do đó, sản xuất nông nghiệp mới chú ý tạo ra sản lượng, chưa có tư duy kinh tế, vênh nhau giữa sản xuất và thị trường. 

Theo các chuyên gia nông nghiệp, để giải bài toán ùn ứ cửa khẩu hiện nay cần có những giải pháp căn cơ và lộ trình thực hiện rõ ràng. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, để khai thác được thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cần chuyển sang xuất khẩu chính ngạch, dù sẽ mất thời gian, công sức, nhưng là cách làm bền vững, lâu dài. 

Bên cạnh đó, các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp, các địa phương cần chủ động phối hợp, thống nhất việc xác định chính ngạch hay tiểu ngạch không chỉ nằm ở phương thức giao hàng, mà ở quy trình sản xuất, phương thức bán hàng, với sự tham gia quyết liệt của người đứng đầu.

Giải pháp cấp bách là đẩy mạnh đàm phán với Trung Quốc để mở rộng danh sách hàng hóa nông sản được nhập khẩu chính ngạch, vì nhiều mặt hàng nông sản đang chỉ đi qua cửa khẩu phụ.  

Ngoài ra, các địa phương cần phải giảm tải cho cửa khẩu thông qua xây dựng hệ thống trung tâm logistics trong nội địa, nhằm tăng cường kho mát, kho lạnh bảo quản, sơ chế nông sản trước khi xuất khẩu, thông quan hàng hóa, đảm bảo hàng sau khi thông quan chỉ việc niêm phong, xuất qua biên giới, giảm bớt quy trình thủ tục thông quan tại cửa khẩu. 

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, việc chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch là “cuộc cách mạng,” cần có sự kiên trì, sẵn lòng và sẵn sàng của cả hệ thống sản xuất, thương mại. Do đó, phải có lộ trình để tổ chức lại sản xuất, thị trường, ngành hàng và cả hiệp hội ngành hàng. 

“Phải tổ chức lại ngành hàng, tổ chức lại từ khâu sản xuất đến thị trường thông qua hệ thống hạ tầng logistics. Bộ đã ký trình Thủ tướng về chủ trương đồng ý cho tỉnh Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trở thành Trung tâm kết nối nông sản xuất khẩu do tỉnh Quảng Ninh quản lý, doanh nghiệp tư nhân xã hội hóa đầu tư, sau đó sẽ là tỉnh Lạng Sơn. Tại Trung tâm này, phía Trung Quốc có thể đưa bộ phận thông quan, kiểm dịch sang. Nếu có trường hợp ùn ứ, chúng ta đóng gói, sơ chế, tạm trữ được một thời gian để tránh nông sản nằm ở container, hạn chế rủi ro. Khi xảy ra dịch bệnh thì đó là một ‘vùng xanh’ để chứng minh nông sản bảo đảm tiêu chuẩn quy định phòng dịch”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Bà Mai Kiều Liên khẳng định: "Vinamilk đang trong thời điểm lý tưởng để thay đổi và tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới, vượt qua các thách thức trước mắt và nắm bắt các cơ hội tăng trưởng một cách hiệu quả nhất".

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh thu bán lẻ trên 5 sàn Thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Q1/ 2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Việt Nam lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm 32.03% thị phần trong quý 1 năm nay, vượt qua kim ngạch của gạo Ấn Độ và Thái Lan.

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Một loạt nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Mỹ la tinh cho biết sẽ đến Việt Nam tìm nhà cung cấp thuộc nhiều ngành hàng như thực phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng…

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Chỉ còn 1 tuần nữa đến kỳ nghỉ 5 ngày từ 27-4 đến 1-5, giá vé máy bay từ Hà Nội/TP HCM tới các điểm du lịch nhiều chặng bay gần cạn vé, song có một số đường bay đã được bổ sung nhiều chuyến bay đêm, tăng cung nhiều vé giá mềm