Món mì gia truyền các đời tổng thống đều thích thú
Nguyên liệu để nấu Soto ayam gồm có mì, thịt gà, trứng luộc và các loại gia vị phong phú khác nhau. Trong nhà hàng Sinar Pagi ở thành phố Medan của Sumatra, ông Fery, 60 tuổi đã nấu món mì này được 20 năm. Nhà hàng bán được khoảng 600 bát mỗi ngày vào cuối tuần.
Ngay cả các tổng thống nước này cũng thích thú với món mì của ông. Cựu lãnh đạo Susilo Bambang Yudhoyono từng đích thân thưởng thức một bát mì của Fery. Vị giác của người dân Indonesia từ lâu bị mê hoặc bởi nước dùng ngọt ngào thì nhiều người khác trên toàn cầu giờ đây cũng muốn thử món này sau khi nó được đưa vào danh sách 20 món có nước dùng ngon nhất thế giới của CNN Travel.
Món Soto ayam. (Ảnh: Getty).
Năm món súp khác từ châu Á cũng được đề cập: phở bò của Việt Nam, phở bò Lan Châu của Trung Quốc, mohinga từ Myanmar, tom yum goong từ Thái Lan và tonkotsu ramen từ Nhật Bản.
Janet Clarkson, người viết cuốn sách "Soup: A Global History" nói với CNN rằng, các món ăn nước dùng tại Châu Á có nguồn gốc từ rất lâu đời. Con người ban đầu đun sôi đồ ăn cùng nước đựng trong mai rùa và ống tre để tạo thành món súp ngon miệng. Lúc này, nước dùng có hương vị trở thành một phần quan trọng của món ăn.
Ông Fery trong một ngày bận rộn. (Ảnh: Aisyah Llewellyn).
"Các món ăn nước dùng là đồ ăn phổ biến ở Châu Á. Việc sử dụng đúng các thành phần để mang lại hương vị gốc là điều cực kỳ quan trọng trong việc nấu nước dùng. Tại các quốc gia có nhiều mùa khác nhau, bao gồm cả mùa mưa và mùa đông, thức ăn ấm là lựa chọn tốt để làm nóng cơ thể. Ở Indonesia, chúng tôi có súp gà và súp đuôi bò nổi tiếng. Các nước láng giềng của chúng tôi cũng có nhiều loại súp đã vươn ra toàn cầu", Arie Parikesit, người sáng lập Công ty Tư vấn Đồ uống và Thực phẩm Kelana Rasa ở Indonesia cho biết.
Ông cho biết một số món súp có đầy đủ các loại thảo mộc, gia vị như lá ngò, sả, củ riềng, ớt và nước mắm. Súp của châu Á thường không chỉ là một phương tiện để mọi người no bụng, vì súp gắn liền với bản sắc văn hóa và người châu Á tự hào về nguồn gốc ẩm thực của họ.
Parikesit nói: "Soto không chỉ là thức ăn cho người Indonesia, nó đã trở thành một niềm tự hào, Soto là cách để đi vào trái tim của người Indonesia".
Trở lại nhà hàng Medan's Sinar Pagi, nó mở cửa vào năm 1960, Vera, chủ sở hữu 29 tuổi, là cháu gái của người sáng lập và tự hào về gốc gác của mình. "Chúng tôi là những người lâu đời nhất trong khu vực và đã trở thành huyền thoại ở Medan. Chúng tôi cạnh tranh tốt vì sử dụng các loại gia vị khác nhau cùng cốt dừa trong món soto để làm cho món súp đặc và có vị kem. Đó chính là điều khiến món soto của chúng tôi trở nên ngon như vậy", cô nói.
Vera, chủ sở hữu thế hệ thứ ba của nhà hàng Sinar Pagi nổi tiếng ở thành phố Medan của Indonesia. Ảnh: Aisyah Llewellyn
Theo truyền thống, soto sử dụng hỗn hợp các thành phần như nghệ, hoa hồi, sả, quế và lá chanh. Các đầu bếp kiên nhẫn đun súp trong nhiều giờ để có một nồi nước dùng ngon lành. Parikesit cho biết soto phổ biến vì sự đa dạng và linh hoạt của nó, hàng chục phiên bản tồn tại trên khắp Indonesia.
"Nói chung, soto được chia thành soto trong, soto vàng và sữa dừa (hoặc sữa), và một số sử dụng đậu phộng xay. Có thể sử dụng các loại protein khác nhau như thịt gà, thịt bò và nội tạng, các loại soto độc đáo khác sử dụng vịt, cá và thậm chí cả thịt lợn", ông nói.
Soto cũng được thưởng thức ở Singapore và Malaysia và thậm chí ở Nam Mỹ, nơi có nhiều người nhập cư Java.
Nắm bắt nhu cầu yêu thích “săn” mây của giới trẻ, dọc tuyến đường của đỉnh đèo Vi ô lắc, nằm trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Ngãi – Kon Tum, một số cá nhân đã chọn điểm và dựng chòi để phục vụ cho số này.
Nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã sớm tô điểm không gian bằng sắc đỏ rực rỡ của cờ Đảng, cờ Tổ quốc và cờ Giải phóng, hướng về ngày 30/4 – dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước....
Không chỉ khách trong nước mà khách quốc tế đến TP.HCM dịp lễ 30/4 này cũng tăng mạnh; các tour tham quan di tích lịch sử, thăm địa đạo Củ Chi đông khách từ tháng 3.
Theo đó, tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Nam tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025, Sở Du lịch Quảng Nam đã công bố chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến với xứ Quảng.
Nắm bắt nhu cầu yêu thích “săn” mây của giới trẻ, dọc tuyến đường của đỉnh đèo Vi ô lắc, nằm trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Ngãi – Kon Tum, một số cá nhân đã chọn điểm và dựng chòi để phục vụ cho số này.
Nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã sớm tô điểm không gian bằng sắc đỏ rực rỡ của cờ Đảng, cờ Tổ quốc và cờ Giải phóng, hướng về ngày 30/4 – dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước....
Không chỉ khách trong nước mà khách quốc tế đến TP.HCM dịp lễ 30/4 này cũng tăng mạnh; các tour tham quan di tích lịch sử, thăm địa đạo Củ Chi đông khách từ tháng 3.
Theo đó, tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Nam tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025, Sở Du lịch Quảng Nam đã công bố chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến với xứ Quảng.