Chủ nhật, 24/11/2024

Năm 2025 sẽ có khu đô thị lớn nhất Đồng Nai

21/12/2021 1:00 PM (GMT+7)

Sau khi “xóa sổ”, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 sẽ chuyển đổi thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ lớn nhất Đồng Nai.


Dự án chuyển đổi công năng Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 là dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai nhưng đã hơn 10 năm vẫn chưa hoàn thành. Hiện Đồng Nai đang gấp rút hoàn tất hồ sơ để thực hiện dự án, dự tính sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025.

 

Đến năm 2025 có hoàn thành dự án?

Theo Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Nai, KCN Biên Hòa 1 được hình thành gần 60 năm với tổng diện tích 324 ha. Đến năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên, đến năm 2014, Chính phủ mới phê duyệt đề án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 và yêu cầu thực hiện theo quy định hiện hành.

“Dự án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 kéo dài gần 12 năm chưa thực hiện xong do vướng về các chính sách và thiếu kinh phí để triển khai. Tại Việt Nam chưa có tiền lệ chuyển đổi KCN thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ nên nhiều nội dung buộc phải trình Chính phủ và chờ đợi ban hành khung chính sách mới triển khai tiếp được” - ông Hồ Văn Hà, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Nai, cho biết.

Chủ tịch UBND TP Biên Hòa Nguyễn Hữu Nguyên cho hay đến nay, TP Biên Hòa mới bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) được hơn 50 hộ dân trong khu vực dự án, còn lại hơn 200 hộ phải lập lại phương án bồi thường và số tiền cần để chi trả cho các hộ dân là gần 300 tỉ đồng. Các hộ dân bị giải tỏa trắng sẽ được TP Biên Hòa bố trí tái định cư. Đối với những doanh nghiệp (DN) thuê đất trong KCN Biên Hòa 1, TP đang đợi chính sách hỗ trợ ban hành để có cơ sở pháp lý thực hiện việc di dời các DN.

Năm 2025 sẽ có khu đô thị lớn nhất Đồng Nai - Ảnh 1.

Trong Khu công nghiệp Biên Hòa 1 hiện có 154 doanh nghiệp đang hoạt động và 263 hộ dân sinh sống. Ảnh: VŨ HỘI


Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, trước đây Chính phủ không hỗ trợ nên tỉnh thiếu nguồn vốn để bồi thường cho các hộ dân và DN khiến dự án bị kéo dài. Gần đây, chính sách để thực hiện đã thông thoáng hơn nên tỉnh có thể chủ động nguồn vốn bồi thường GPMB và hỗ trợ DN. Dự tính của tỉnh Đồng Nai là sẽ ưu tiên thực hiện dự án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ để hoàn thành vào cuối năm 2025.


Hai phương án đầu tư dự án khu “đất vàng”

Vị trí KCN Biên Hòa 1 có diện tích rất lớn, là khu “đất vàng”, rất thuận lợi để phát triển khu đô thị - thương mại - dịch vụ nên được rất nhiều nhà đầu tư trong nước, nước ngoài chú ý. Hồ sơ, thủ tục cho dự án sắp hoàn chỉnh, phần còn lại nằm ở khâu lựa chọn phương án và nhà đầu tư hội đủ năng lực, vốn để thực hiện.

Hiện UBND tỉnh Đồng Nai đã xây dựng hai phương án để triển khai dự án trên là đấu thầu những khu đất công để lấy tiền GPMB các khu vực còn lại, hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho toàn dự án. Trong đó, phương án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho toàn dự án có thể triển khai nhanh, vì nhà đầu tư sẽ bỏ vốn bồi thường GPMB và cùng tỉnh thực hiện nhanh các thủ tục đầu tư.

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, UBND TP Biên Hòa về tình hình triển khai thực hiện dự án. Phát biểu tại buổi làm việc, ông Cao Tiến Dũng nhấn mạnh dự án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh. Do đó, các cơ quan chức năng phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc liên quan.

Đối với việc xem xét về phương án lựa chọn hình thức đầu tư dự án, chủ tịch tỉnh Đồng Nai giao Sở KH&ĐT phân tích ưu, nhược điểm của hai phương án gồm đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư kết hợp đấu giá đất (đối với phần đất công) và đấu giá đất cuốn chiếu theo tiến độ công tác GPMB. Sau khi phân tích, Sở KH&ĐT tổng hợp để UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét.

Đối với công tác GPMB, UBND tỉnh giao UBND TP Biên Hòa thực hiện công tác bồi thường GPMB phần diện tích đất của các hộ gia đình, cá nhân trong khu vực dự án. Sở TN&MT thực hiện công tác bồi thường GPMB đối với diện tích đất của các tổ chức và hệ thống hạ tầng.

Cùng với đó, các cơ quan chức năng phối hợp xây dựng khung chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với các DN trong KCN Biên Hòa 1 và chính sách hỗ trợ người lao động trong thời gian DN thực hiện di dời, xây dựng cơ sở mới. UBND TP Biên Hòa và Sở Xây dựng khẩn trương thực hiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch phân khu để trình phê duyệt.


Thành lập ban chỉ đạo dự án

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết tới đây tỉnh sẽ đề ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ để có thể hoàn thành vào năm 2025.

Tỉnh sẽ thành lập ban chỉ đạo dự án để thực hiện nhanh bồi thường GPMB, di dời các DN và hộ dân trong dự án. Đồng thời, tỉnh chú trọng trong lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực, tài chính để thực hiện dự án.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc