Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), trong quý II/2022, các tỉnh Nam Bộ cần tiêu thụ một lượng trái cây khổng lồ.
Cụ thể, tổng sản lượng 8 loại cây ăn trái chính tại vùng Nam Bộ gồm: thanh long, chuối, xoài, mít, bưởi, cam, dứa và sầu riêng dự kiến đạt hơn 1,2 triệu tấn trong quý II/2022.
Trong đó, sản lượng 8 loại trái cây tại vùng ÐBSCL dự kiến đạt hơn 943.500 tấn, còn tại vùng Ðông Nam Bộ ước đạt hơn 246.600 tấn.
Thanh long là loại có sản lượng hơn 144.600 tấn, tập trung tại các tỉnh: Long An và Tiền Giang. Chuối khoảng 277.200 tấn, tập trung nhiều tại các tỉnh: Sóc Trăng, Trà Vinh, Ðồng Nai. Xoài hơn 147.000 tấn, tập trung tại Ðồng Tháp, An Giang, Tiền Giang.
Theo Cục Trồng trọt, lượng trái cây cần thu hoạch và tiêu thụ trong quý II là rất lớn. Hiện nay, khi đầu ra xuất khẩu một số loại trái cây còn gặp khó do dịch COVID-19 thì việc đẩy mạnh các hoạt động bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tại nội địa là rất cần thiết nhằm giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm.
Các địa phương cần quan tâm rà soát, thống kê kỹ diện tích, sản lượng từng loại trái cây đang bước vào thu hoạch và chuẩn bị thu hoạch để có giải pháp đẩy mạnh kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm, giúp nông dân tiêu thụ kịp thời.
Trong khi sản lượng trái cây đang vào vụ thu hoạch rất lớn thì xuất khẩu trái cây trong quý I/2022 lại giảm do thị trường truyền thống Trung Quốc giảm mua do thực hiện chính sách zero Covid nên tăng cường các hoạt động kiểm soát ở cửa khẩu.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu trái cây trong tháng 3/2022 đạt 340 triệu USD, giảm 15,4% so với tháng 3/2021.
Tính chung, 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam ước đạt 849 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu, mặt hàng quả chiếm tỷ trọng cao nhất trong 2 tháng đầu năm 2022, đạt 353,6 triệu USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, chủng loại quả chủ yếu được xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2022, nên trị giá xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh là yếu tố chính làm giảm trị giá xuất khẩu chung của ngành hàng này.
Nguyên nhân chính khiến xuất khẩu giảm là do tình trạng ùn ứ xe nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc kéo dài từ cuối năm 2021 đến nay.
Trong đó, chủng loại quả thanh long xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 124,1 triệu USD, giảm 38,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, chủng loại sản phẩm chế biến xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao trong 2 tháng đầu năm 2022, đạt 120,8 triệu USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Chủng loại sản phẩm chế biến xuất khẩu chủ yếu tới các thị trường Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, trị giá xuát khẩu sang 4 thị trường này chiếm 47,7% tổng trị giá xuất khẩu chủng loại sản phẩm chế biến.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.
Nhiều tiệm vàng ở TP.HCM có diễn biến khá lạ vào hôm nay. Trong khi giá vàng miếng SJC tại các “ông lớn” giữ nguyên so với hôm qua thì có tiệm vàng quyết định tăng rất mạnh giá mua vào để "gom" hàng.