Thứ bảy, 20/04/2024

Năm học mới 2022-2023, học sinh TP.HCM sẽ được học trí tuệ nhân tạo (AI)

07/06/2022 5:58 AM (GMT+7)

Sở GDĐT TP.HCM sẽ đưa nội dung trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy từ năm học 2022-2023.

Ngày 6/6, nguồn tin từ UBND TP.HCM cho biết, UBND TP vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình "Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại TP.HCM giai đoạn 2022-2030".

Theo đó, trong năm 2022, TP.HCM sẽ triển khai các nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Cụ thể: Triển khai đề án xây dựng hạ tầng số; Nghiên cứu xây dựng hạ tầng tính toán hiệu năng cao; Nghiên cứu xây dựng phương án hạ tầng dữ liệu; Tổ chức ngày hội doanh nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông và trí tuệ nhân tạo TP.HCM; Khảo sát nhu cầu ứng dụng và phát triển trí tuệ nhân tạo; Xây dựng cơ chế chính sách về trí tuệ nhân tạo; Nghiên cứu phương án thành lập trung tâm phát triển và chuyển giao trí tuệ nhân tạo và Cổng thông tin giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo; Nghiên cứu đề xuất phương án xây dựng mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo.

TP.HCM: Đưa nội dung trí tuệ nhân tạo AI vào giảng dạy từ năm học 2022-2023 - Ảnh 1.

TP.HCM sẽ triển khai 9 nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI. Ảnh: A.X

Đặc biệt, UBND TP đặt ra nhiệm vụ trọng tâm cuối cùng là triển khai đề án đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo. Cụ thể, mục tiêu mà UBND TP hướng đến là đưa đào tạo về trí tuệ nhân tạo vào các cấp học để từng bước phụ cấp kiến thức về trí tuệ nhân tạo; Xây dựng kho học liệu mở; Bồi dưỡng kiến thức về trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số; Đào tạo cho đội ngũ giảng viên giảng dạy. Bổ sung phòng thí nghiệm, trang bị thiết bị trang thiết bị cần thiết cho chương trình như robot, mạch điều khiển, máy tính...; Tổ chức sân chơi khoa học công nghệ, câu lạc bộ cho các em học sinh tham gia ngoại khóa...

TP.HCM: Đưa nội dung trí tuệ nhân tạo AI vào giảng dạy từ năm học 2022-2023 - Ảnh 2.

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong được chọn là nơi dạy thí điểm trí tuệ nhân tạo. Ảnh: L.H.P

Trong năm học 2022-2023, UBND TP sẽ đưa nội dung về trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy thí điểm tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5).

Đồng thời, triển khai dự án xây dựng hệ thống trường học thông minh cho trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Lê Quý Đôn, THPT Nguyễn Hiền, THPT Nguyễn Du nhằm thí điểm bổ sung phòng Stem, trang thiết bị cần thiết cho chương trình robot, mạch điều khiển, máy tính...

Theo UBND TP, đơn vị chủ trì việc triển khai đề án đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo là Sở GDĐT TP.HCM.

Trao đổi với Dân Việt, cô Phạm Thị Bé Hiền - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cho biết, chương trình trí tuệ nhân tạo dạy thí điểm cho học sinh từ nhiều năm nay. Trong đó, học sinh lớp 10 sẽ được học chương trình cơ bản của trí tuệ nhân tạo, khối 11 và 12 sẽ được học chương trình nâng cao.

"Học sinh rất hào hứng với chương trình trí tuệ nhân tạo, tuy nhiên không phải học sinh nào cũng theo kịp chương trình chuyên sâu, nâng cao vì độ khó. Những em nào thực sự đam mê và có năng lực về trí tuệ nhân tạo, có thể tiếp thu được thì mới học được phần nâng cao", cô Hiền chia sẻ.

Trước đó, thông tin từ Sở GDĐT TP.HCM cho biết, từ năm học 2022-2023, nội dung trí tuệ nhân tạo tại các trường được triển khai cụ thể: Với khối trung học cơ sở, chương trình trí tuệ nhân tạo có thể đưa vào chương trình nhà trường, hoạt động của các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa... Đối với trường trung học phổ thông, chương trình trí tuệ nhân tạo sẽ đưa vào chương trình chính khóa ở lớp 11 và các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ.

Một số trường học đã triển khai các nội dung liên quan trí tuệ nhân tạo, hoạt động tự động hóa từ nhiều năm nay. 

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sẽ đốn hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2

Sẽ đốn hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2

Việc đốn hạ nhiều cây xanh để di dời các hạ tầng kỹ thuật ngầm, nhằm tránh ảnh hưởng đến người dân.

Hàng không tăng cường hơn 2.000 chuyến bay đêm, giảm tải pháp lực cao điểm lễ

Hàng không tăng cường hơn 2.000 chuyến bay đêm, giảm tải pháp lực cao điểm lễ

Trong bối cảnh ngành hàng không đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt tàu bay nghiêm trọng, dẫn đến việc giá vé máy bay tăng cao. Các hãng đang nỗ lực ứng phó bằng cách tăng cường bay đêm, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, dẫn đến thực phẩm mất an toàn vệ sinh và có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. TP.HCM tăng cường thanh kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Xuất hiện dấu hiệu cho thấy TP.HCM sẽ có mưa trong tuần tới

Xuất hiện dấu hiệu cho thấy TP.HCM sẽ có mưa trong tuần tới

Kết quả dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho thấy TP.HCM sẽ có mưa trong tuần tới. Ngày 17/4, khu vực quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi được dự báo xác suất mưa 60%.

Trời nóng bức, dừa tươi tăng giá

Trời nóng bức, dừa tươi tăng giá

Vào giữa tháng 4 này, tiết trời nóng bức, giá dừa tươi đã tăng từ 50.000 đồng - 60.000 đồng/chục (12 trái) tháng trước lên 70.000 đồng - 80.000 đồng/chục.

Dân Nam bộ đón Tết Hàn thực trong thời tiết nắng nóng gay gắt

Dân Nam bộ đón Tết Hàn thực trong thời tiết nắng nóng gay gắt

Dự báo ngày 11-12/4, Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, riêng miền Đông Nam Bộ có nơi trên 38 độ C.