Việc hợp tác với các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông - Trung Quốc, Mỹ… trong lĩnh vực công nghiệp, CNHT sẽ mở ra cơ hội lớn cho các DN Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.
Tham gia sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
Việc Việt Nam trở thành điểm đến cung ứng hàng hóa quan trọng trong khu vực ASEAN đang mở ra cơ hội lớn cho các DN CNHT tiếp cận các chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu toàn cầu.
Theo bà Lê Nguyễn Duy Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển CNHT TP.HCM, để nâng cao giá trị cạnh tranh cho các sản phẩm CNHT, bên cạnh nỗ lực của DN trong việc quản trị và tối ưu hóa hoạt động sản xuất thì việc hợp tác, liên kết với các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng là rất quan trọng.
Sản xuất các sản phẩm tại Công ty TNHH CNS Amura Precision
TP.HCM đang thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng yếu có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao (cơ khí chế tạo, điện tử - công nghệ thông tin, hóa dược - cao su, chế biến tinh lương thực, thực phẩm), công nghiệp điện tử, công nghiệp Internet vạn vật (IoT)..., đồng thời thúc đẩy các ngành CNHT và các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
Theo đánh giá của các tổ chức nước ngoài, Việt Nam đang có sự phục hồi và phát triển nhanh sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát. Nhiều DN từ các nước phát triển muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Ông Alex Tatsis, Trưởng Phòng Kinh tế Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, cho biết Mỹ đang đầu tư để giúp Việt Nam tăng cường vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu về dài hạn. Cụ thể, thông qua dự án Kết nối các DN nhỏ và vừa của USAID giúp DN nhỏ và vừa của Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, tiếp cận nguồn tài chính, thực hiện chuyển đổi số, từ đó giúp các DN tham gia tốt hơn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng hợp tác, chuyển giao công nghệ
Theo ông Mizushima Kozo, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại TP.HCM (JCCH), các DN Nhật Bản kỳ vọng lớn đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 63% DN Nhật Bản cho biết trong 1-2 năm tới sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng hoạt động tại Việt Nam.
Các công ty Nhật mong muốn tập trung vào những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Họ cũng rất quan tâm đến lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như ôtô, thiết bị điện và những ngành tương tự.
Ông Matsumoto Nobuyuki, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM, cho biết Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đang thúc đẩy các công ty nước này đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. 103 dự án đã được thực hiện, trong đó 41 dự án liên quan đến Việt Nam. Các dự án này có 3 nhóm chính, gồm: gia công kim loại, y tế và thiết bị điện.
Các DN đến từ Hồng Kông - Trung Quốc đánh giá DN CNHT Việt Nam có các hoạt động tự động hóa tốt, quản trị sản xuất tốt nhưng vẫn thiếu những công nghệ mới, hiện đại. Từ thực trạng này, nhà đầu tư Hồng Kông mong muốn hợp tác, chuyển giao công nghệ cùng DN Việt Nam.
Để tạo cơ sở cho bước hợp tác này, đoàn 12 DN điện - điện tử Hồng Kông đã đến làm việc, tham quan triển lãm và một số khu công nghiệp ở TP.HCM và khu vực phía Nam. Hiệp hội DN Điện tử Hồng Kông cũng đã ký kiến biên bản ghi nhớ (MOU) với TP.HCM.
Theo bà Lê Nguyễn Duy Oanh, các DN cần tối ưu hóa hoạt động quản trị, nguồn nhân lực song song với hợp tác về công nghệ để tạo ra giá trị gia tăng, hợp tác với nhà sản xuất giàu kinh nghiệm, năng lực tốt từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông - Trung Quốc...
Đặng Thị Phương Thơ đã dùng chiêu “mua rẻ, bán lại giá cao” để kêu gọi bạn bè, người thân góp vốn kinh doanh mặt hàng là thuốc tây, mỹ phẩm, đồ điện tử... thanh lý, sau đó dùng tiền trả nợ.
Năm 2024, từ khóa "căn cước" bỗng hiện diện trong danh sách xu hướng tìm kiếm nổi bật trên Google tại Việt Nam cùng với những từ khóa được tìm kiếm rất nhiều như bão Yagi hay Euro (giải vô địch bóng đá châu Âu).
Một số chuyến bay đến và đi sân bay Tân Sơn Nhất ở TP.HCM đã phải điều chỉnh lịch trình khai thác do ảnh hưởng của thời tiết. Nhà chức trách hàng không yêu cầu các đơn vị tăng cường giải pháp ứng phó.
Kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước là sẽ giảm 65 đơn vị cấp vụ, cục, tương đương và 1 tổng cục. Dự kiến, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng từ mô hình tổng cục sẽ trở thành các cục.
Qua thanh tra tại Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức (TP.HCM), lực lượng chức năng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xác định đơn vị này mắc hàng loạt sai phạm.
Trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, bị cáo Trương Mỹ Lan đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm với các cáo buộc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền, và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.