Thứ bảy, 04/05/2024

"Nâng lên, đặt xuống" khi quyết định đầu tư vào bất động sản

12/05/2023 8:00 AM (GMT+7)

Chuyên gia cho rằng bất động sản vẫn được nhiều người Việt ưu tiên đầu tư một cách có cơ sở. Nhiều người coi đây là kênh đầu tư lớn nên phải tìm hiểu, cân nhắc kỹ lưỡng.





"Nâng lên, đặt xuống" khi quyết định đầu tư vào bất động sản - Ảnh 1.

Bất động sản luôn là khoản đầu tư dài hạn được người Việt ưa thích. Ảnh: Chí Hùng.

Có hơn 10 năm làm môi giới bất động sản, anh Đỗ Hùng (Hà Đông, Hà Nội) đã quá quen với việc khách “nâng lên, đặt xuống” trước khi xuống tiền mua nhà, đất. Anh kể có khách trước khi quyết định mua phải tham khảo rất nhiều người. Có người dẫn cả gia đình 2 bên nội ngoại, anh em, bạn bè đi xem đi xem lại miếng đất định đầu tư. Khi đó, môi giới là người vất vả nhất trong việc cung cấp thông tin và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Anh Hùng cho rằng điều đó là dễ hiểu, nhưng cũng phản ánh tâm lý của người Việt Nam. Rất nhiều người người thích đầu tư vào bất động sản với mong muốn sinh lời lâu dài hoặc giúp bảo toàn tài sản. Nhưng bất động sản lại là tài sản lớn, là “cơ nghiệp” của nhiều người, nên việc đưa ra quyết định là rất kỹ lưỡng, ít khi vội vàng.

Theo một báo cáo mới đây của Batdongsan, người Việt vẫn có tâm lý đầu tư nhà đất để kiếm lời ngay cả trong giai đoạn thị trường đóng băng. Có tới 68% người tham gia khảo sát bày tỏ ý định mua bất động sản trong vòng một năm tới và đa phần mua với mục đích đầu tư. Điều này phản ánh rất rõ nhu cầu và suy nghĩ về kênh đầu tư đã ăn sâu vào tâm lý người Việt.


Tâm lý ưu tiên mua bất động sản

Cũng tâm lý như anh Đỗ Hùng, bà Bùi Thị Huế (quận Cầu Giấy, Hà Nội), lại chọn cách chuyển tất cả các khoản tiết kiệm của mình vào bất động sản. Bà coi đây là một kênh tích trữ tài sản với quan niệm giữ giá, hoặc nay mai có thể để lại cho con cháu.

“Tôi có một căn nhà cho thuê ở Cầu Giấy, cộng với một căn đang ở. Sắp tới, tôi cũng có thêm một khoản tiền nữa và lại mua thêm một căn. Càng về già, mua nhà càng khiến tôi cảm thấy yên tâm hơn khi gửi tiền vào các kênh khác”, bà chia sẻ.




"Nâng lên, đặt xuống" khi quyết định đầu tư vào bất động sản - Ảnh 2.

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất khu vực Đông Á. Ảnh: Quỳnh Danh.

Theo GS TS Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, người Việt từ lâu thường có thói quen đầu tư để tích lũy cho đời sau. Với tâm lý đất đai không tăng thêm, nhiều người coi đầu tư vào bất động sản là kênh ưa thích. Với góc nhìn kinh tế học, ông cho rằng bất động sản có khả năng bảo toàn vốn khá tốt so với các kênh đầu tư khác, đặc biệt là hơn gửi tiết kiệm.

Số liệu từ Cục Phát triển Đô thị (Bộ Xây dựng) cho thấy Việt Nam là một trong những nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất khu vực Đông Á. Mỗi năm, theo tính toán, các đô thị Việt Nam tăng thêm bình quân 1-1,3 triệu người, kéo theo nhu cầu lớn về chỗ ở. Tỷ lệ đô thị hóa đã đạt gần 42%, nhưng thấp hơn nhiều các nước khác như Hàn Quốc (90%), Nhật Bản (80%), Trung Quốc (60%)…


Tại Hà Nội, tỷ lệ đô thị hóa sẽ tăng từ 49% hiện tại lên mốc 62% vào năm 2025, kéo theo nguồn cầu tăng thêm lên tới hàng trăm nghìn căn hộ.

Savills Hà Nội

Ngoài ra, thu nhập ngày càng cải thiện, tầng lớp trung lưu phát triển nhanh khiến nhu cầu về nhà ở cũng tăng mạnh. Đây được coi là động lực quan trọng cho nguồn cầu bất động sản, khiến càng nhiều người coi đây là kênh đầu tư mà xã hội luôn cần đến.

“Với dân số khoảng 100 triệu dân, đặc biệt dân số trẻ trong độ tuổi 10-24. Việt Nam đang và sẽ có nhu cầu lớn về nhà ở trong tương lai. Tại Hà Nội, tỷ lệ đô thị hóa sẽ tăng từ 49% hiện tại lên mốc 62% vào năm 2025, kéo theo nguồn cầu tăng thêm lên tới hàng trăm nghìn căn hộ”, Savills Hà Nội đánh giá.

Khảo sát được thực hiện đầu năm 2023 với 1.000 người của Batdongsan cho thấy không chỉ người chưa có nhà đất muốn sở hữu bất động sản, những người đã sở hữu 3 bất động sản trở lên vẫn có nhu cầu mua thêm. Số này chiếm tới 87% người được hỏi. Tương tự, với người đã sở hữu 1-2 bất động sản, nhu cầu tiếp tục mua tài sản chiếm lần lượt 66-79%. Phần lớn đều có nhu cầu mua để đầu tư.

Tuy nhiên, bất động sản là tài sản lớn, suất đầu tư thường cao hơn các kênh khác nên các nhà đầu tư thường có xu hướng cân nhắc, tìm hiểu kỹ càng, ít khi thiếu căn cứ.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, cho rằng nhà đầu tư phải rất bình tĩnh, không nên nóng vội. Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ dự án, đầy đủ pháp lý, chủ đầu tư uy tín, sản phẩm có tiềm năng lợi thế nhất định… Ông cũng nhấn mạnh nhà đầu tư nên căn cứ vào khả năng tài chính của bản thân để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.


Kênh đầu tư nào cho nhà đầu tư cá nhân

TS Đinh Thế Hiển đánh giá các kênh đầu tư tại Việt Nam có sự khác biệt so với nhiều nước. Tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển, kênh rót vốn qua tín thác, qua các quỹ đầu tư khá phát triển nhưng tại Việt Nam, đây là hình thức chưa phổ biến.

Trong thời gian tới, các kênh đầu tư cá nhân phổ biến tại Việt Nam vẫn là bất động sản, vàng, USD, tiết kiệm, chứng khoán… “Trong số này, bất động sản vẫn chiếm ưu thế hơn cả. Tại Việt Nam, bất động sản vẫn là kênh đầu tư tốt và phù hợp với nhà đầu tư cá nhân trong nhiều năm tới”, ông nói.




"Nâng lên, đặt xuống" khi quyết định đầu tư vào bất động sản - Ảnh 4.

Tốc độ tăng giá của nhà đất luôn vượt trội hơn so với vàng ở cùng thời điểm. Ảnh: Quỳnh Danh.

Theo chuyên gia kinh tế, ngoài tỷ suất lợi nhuận tốt, thực tế, bất động sản vẫn là kênh dễ tiếp cận với số đông nhất. Một số kênh như chứng khoán hay tự kinh doanh thường đòi hỏi kiến thức nhất định về lĩnh vực.

Trong một khảo sát khác của Batdongsan, giá nhà đất tại một số nơi ở Hà Nội và TP.HCM đã tăng khoảng 21-33 lần trong giai đoạn 2002-2020, gấp 4 lần tốc độ tăng giá của vàng trong cùng thời kỳ.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan, nêu một câu chuyện thực tế về giá bất động sản quận Hoàn Kiếm. Vào năm 2002, giá nhà tại đây trung bình chỉ khoảng 11 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, đến năm 2020, mức giá tại khu vực này đã tăng lên 33 lần, đạt ngưỡng trên 360 triệu đồng/m2. Thậm chí, giá một số căn hộ cũ cũng tăng lên nhanh chóng.

Chẳng hạn, giá nhà ở xã hội Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) có giá 14 triệu đồng/m2 vào năm 2016 nhưng hiện trên thị trường đã lên 30 triệu đồng/m2. Dự án khu nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng có giá khởi điểm chỉ khoảng 13 triệu đồng/m2 vào năm 2016 nhưng nay giá đã tăng lên mức 31 triệu đồng/m2.

Vị này cũng cho biết rằng hiện giá nhà đất ở nơi tăng thấp nhất cũng đã cao gấp 3 lần so với năm 2011. Trong tương lai, mức giá sẽ còn tiếp tục tăng mạnh khi tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam vẫn ở mức rất thấp, chỉ ở khoảng 35%. Con số tại Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt đạt 60% và 81%.

Dẫu vậy, theo ông Quốc Anh, giá nhà tại một số đô thị lớn tại Việt Nam như Hà Nội và TP.HCM rơi vào khoảng 2.000 USD/m2, vẫn ở mức rất thấp nếu so với các nước trong khu vực như Australia, Hong Kong, Singapore…

Đồng quan điểm, ông Phạm Anh Khôi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế - tài chính - bất động sản Dat Xanh Services, cho biết nhà đầu tư không nên đặt nặng vấn đề phân khúc, loại hình và khu vực. Thay vào đó, các yếu tố cần được lưu tâm sẽ là giá, khẩu vị rủi ro, khả năng thanh toán và tính thanh khoản.


Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cựu CEO HSBC Việt Nam làm quyền Tổng Giám đốc OCB

Cựu CEO HSBC Việt Nam làm quyền Tổng Giám đốc OCB

Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 6/5/2024. Chức danh của ông là quyền Tổng Giám đốc.

Điệp khúc lỗ kéo dài tại HAGL Agrico

Điệp khúc lỗ kéo dài tại HAGL Agrico

Quý 1/2024, HAGL Agrico tiếp tục báo lỗ với mức thua lỗ thu hẹp hơn một nửa so với cùng kỳ. Gánh nợ vẫn nặng nề, nhưng chủ nợ lớn nhất lại không phải là ngân hàng.

Fed không hạ lãi suất, tỷ giá trong nước sẽ neo cao trong ngắn hạn

Fed không hạ lãi suất, tỷ giá trong nước sẽ neo cao trong ngắn hạn

Quyết định mới nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) về việc giữ nguyên lãi suất cao sẽ tiếp tục tác động lên tỷ giá của đồng Việt Nam.

Hút nhiều "đại bàng" FDI, Bà Rịa - Vũng Tàu lên ngôi đầu bảng

Hút nhiều "đại bàng" FDI, Bà Rịa - Vũng Tàu lên ngôi đầu bảng

Thu hút nhiều dự án đầu tư lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu vươn lên vị trí số 1 cả nước về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới trong 4 tháng đầu năm, với kết quả hơn 1,52 tỷ USD.

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Tỷ giá USD hôm nay tăng mạnh trên thị trường

Tỷ giá USD hôm nay tăng mạnh trên thị trường

Tỷ giá USD hôm nay trên thị trường tự do tăng, còn các ngân hàng tăng chiều mua nhưng giảm chiều bán so với phiên trước. Trong khi đó, thị trường quốc tế đồng USD vẫn giảm sâu.