Nếu Nga rút khỏi WTO sẽ làm trầm trọng những vấn đề kinh tế toàn cầu
Thu Hoài
19/06/2022 6:00 AM (GMT+7)
Việc Nga rút khỏi các cơ chế hợp tác thương mại đa phương, trong đó có WTO làm gia tăng nguy cơ phân mảng của thương mại quốc tế và làm trầm trọng hơn những vấn đề kinh tế toàn cầu.
Nga vẫn luôn là thành viên tích cực của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các nỗ lực toàn cầu, nhằm thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương, đa cực. Đây là thông điệp được Moscow gửi đi tạiDiễn đàn Kinh tế quốc tế St Peterburgtại thành phố lớn thứ 2 và được xem là “trái tim văn hóa” của nước Nga. Diễn đàn thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, trong bối cảnh nền kinh tế Nga và thế giới đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có, do tác động của đại dịch và cuộc xung đột tại Ukraine.
Theo Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Reshetnikov, dù không hoàn hảo, song WTO vẫn là cơ chế duy nhất, để đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho tất cả các nước. Nga sẵn sàng hợp tác thương mại tích cực với các thành viên WTO và các nước đang phát triển trong khi đảm bảo lợi ích quốc gia của mình.
“Nga sẵn sàng hợp tác thương mại với tất cả các quốc gia và tất cả các đối tác. Nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng, tất cả các lệnh trừng phạt và hành vi xâm phạm thương mại được áp đặt trở lại, bất chấp việc Nga vẫn luôn tuân thủ những quy định của WTO. Nga chắc chắn sẽ thực hiện các biện pháp tương ứng để bảo vệ lợi ích quốc gia. Tuy nhiên Nga là một quốc gia cởi mở và vì thế sẽ hợp tác thương mại tích cực với các nước thành viên WTO cũng như các nước đang phát triển. Chúng tôi sẽ bảo vệ lợi ích của đất nước mình và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một hệ thống thương mại đa cực”, Bộ trưởng Maxim Reshetnikov cho biết thêm.
Các sản phẩm được sản xuất tại Nga được giới thiệu tại Diễn đàn.
Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1997, Diễn đàn Kinh tế quốc tế St Peterbur đã trở thành diễn đàn toàn cầu hàng đầu, để cộng đồng doanh nghiệp thảo luận về các vấn đề kinh tế quan trọng mà Nga, các thị trường mới nổi và thế giới đang phải đối mặt. Tuy nhiên, viễn cảnh về một sự rút lui của Nga khỏi các cơ chế hợp tác thương mại đa phương, trong đó có WTO nhằm phản ứng với các lệnh trừng phạt của phương Tây đã làm gia tăng nguy cơ một sự phân mảng của thương mại quốc tế và làm trầm trọng hơn những vấn đề kinh tế toàn cầu.
Trong bối cảnh tiến trình toàn cầu hóa và hợp tác đa phương đang lâm nguy, việc Nga vẫn mời những quốc gia mà nước này coi là “không thân thiện” như Mỹ, Anh, Pháp, Italy, Đức hay Hà Lan đã gửi đi thông điệp về một nước Nga cởi mở, sẵn sàng hợp tác quốc tế rộng rãi nhằm giải quyết các nhiệm vụ ưu tiên mà nhân loại phải đối mặt.
Tuy nhiên, Diễn đàn kinh tế thế giới năm nay cũng thể hiện những ưu tiên mới của nước Nga trong hợp tác kinh tế quốc tế. Cụ thể, đối thoại Nga-Trung sẽ giải quyết những thách thức chưa từng có mà hai nước hiện đang đối mặt, cùng các kế hoạch hợp tác bình đẳng và cùng có lợi.
Đối thoại Nga- châu Phi tập trung vào vấn đề an ninh lương thực và năng lượng. Hay đối thoại giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và ASEAN thảo luận về việc phát triển các dự án môi trường và khí hậu, hợp tác công nghiệp và chuyển đổi số.
Theo Tổng thống Nga V. Putin, mặc dù nhiệm vụ hiện tại của đất nước là củng cố chủ quyền kinh tế, nhưng Nga sẽ không đóng cửa và sẽ tiếp tục hướng tới sự cởi mở và hợp tác kinh tế rộng rãi.
Trung Quốc có ý định thúc đẩy cả "kết nối cứng" về cơ sở hạ tầng và "kết nối mềm" về tiêu chuẩn và quy định để đưa đường sắt cao tốc trở thành nền tảng thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường của quốc gia.
Trước làn sóng chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và bất ổn địa chính trị toàn cầu, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan nhấn mạnh rằng, ASEAN cần tăng tốc hội nhập kinh tế nội khối, nhằm tạo sức đề kháng tốt hơn trước các cú sốc bên ngoài.
Cục Thuế TP.HCM cảnh báo một số tiêu chí xác định người nộp thuế rủi ro cao, từ vi phạm hóa đơn đến địa chỉ kinh doanh không hợp lệ. Làm sao để hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp tuân thủ thuế và tránh gián đoạn hoạt động?
Một thương hiệu nước giải khát quảng cáo sản phẩm với nội dung: “Siêu phẩm Trà Lof Cascara từ trà xanh và vỏ cà phê - Chống oxy hóa mạnh mẽ”. Trước vấn đề này, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã có những thông tin liên quan.
Một thương hiệu thực phẩm chức năng mất 40% doanh thu chỉ trong hai tuần vì tin giả trên TikTok. Khi tài khoản giả mạo và clip cắt ghép tràn lan, doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ danh tiếng. Làm sao để thương hiệu sống sót trong cơn bão tin giả?
Hôm 9/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế vào ngày 1/8 tới đối với 7 đối tác thương mại nhỏ của Mỹ. Ông cũng cảnh báo áp thuế tới 50% với Brazil là quốc gia có cân bằng thương mại tương đối với Mỹ. Mỹ tuyên bố thuế quan đang là nguồn thu đáng kể cho ngân sách.
Trung Quốc có ý định thúc đẩy cả "kết nối cứng" về cơ sở hạ tầng và "kết nối mềm" về tiêu chuẩn và quy định để đưa đường sắt cao tốc trở thành nền tảng thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường của quốc gia.
Trước làn sóng chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và bất ổn địa chính trị toàn cầu, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan nhấn mạnh rằng, ASEAN cần tăng tốc hội nhập kinh tế nội khối, nhằm tạo sức đề kháng tốt hơn trước các cú sốc bên ngoài.
Cục Thuế TP.HCM cảnh báo một số tiêu chí xác định người nộp thuế rủi ro cao, từ vi phạm hóa đơn đến địa chỉ kinh doanh không hợp lệ. Làm sao để hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp tuân thủ thuế và tránh gián đoạn hoạt động?
Một thương hiệu nước giải khát quảng cáo sản phẩm với nội dung: “Siêu phẩm Trà Lof Cascara từ trà xanh và vỏ cà phê - Chống oxy hóa mạnh mẽ”. Trước vấn đề này, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã có những thông tin liên quan.
Một thương hiệu thực phẩm chức năng mất 40% doanh thu chỉ trong hai tuần vì tin giả trên TikTok. Khi tài khoản giả mạo và clip cắt ghép tràn lan, doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ danh tiếng. Làm sao để thương hiệu sống sót trong cơn bão tin giả?
Hôm 9/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế vào ngày 1/8 tới đối với 7 đối tác thương mại nhỏ của Mỹ. Ông cũng cảnh báo áp thuế tới 50% với Brazil là quốc gia có cân bằng thương mại tương đối với Mỹ. Mỹ tuyên bố thuế quan đang là nguồn thu đáng kể cho ngân sách.