Thứ ba, 08/10/2024

Ngọt lành trái thanh trà Huế

06/04/2022 2:30 PM (GMT+7)

Trái thanh trà Huế từ lâu được xem là đặc sản của vùng đất cố đô bởi có hương vị riêng biệt, thơm ngon. Nhìn bên ngoài, thanh trà nhỏ hơn quả bưởi, da vàng nắng chứ không xanh. Thanh trà có vị ngọt thanh, mát dịu, cùi thơm, múi vàng trong; ăn một lần nhớ mãi.

Thủy Biều (TP Huế), Phong Thu (huyện Phong Điền), Hương Vân và Dương Hòa (thị xã Hương Trà)... là những địa phương trồng nhiều thanh trà và hưởng ứng tích cực mô hình canh tác hữu cơ với giống cây này.

Trồng thanh trà theo mô hình VietGAP, nông dân được tập huấn, đào tạo về kỹ thuật trồng, quy trình chăm sóc cây. Quy trình này gồm các bước: loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ độc hại; tưới nước, bón phân đúng thời kỳ, vào từng giai đoạn cây sinh trưởng; chủ yếu bón phân hữu cơ vi sinh với hàm lượng, định lượng khoa học; tập trung tỉa cành, xử lý sâu hại trên cây; ứng dụng hệ thống tưới nhỏ phun để tiết kiệm nước, không rửa trôi đất và bảo đảm cung cấp đủ nước vào mùa khô.

Tại phường Thủy Biều, nhiều hộ gia đình hưởng ứng tích cực mô hình này để canh tác thanh trà và bước đầu cho hiệu quả cao. Vườn thanh trà của ông Đặng Văn Kế (đường Lương Quán, phường Thủy Biều) có diện tích 0,5 ha. Ông cho biết khi ứng dụng mô hình VietGAP chăm sóc cây thì chất lượng, số lượng, trái thanh trà tại vườn ông đã tăng đáng kể so với trước.

Ngọt lành trái thanh trà Huế - Ảnh 1.

Cây thanh trà trồng theo mô hình VietGAP hữu cơ

Năm nay, thanh trà tại vườn ông Kế có giá bán cao hơn (45.000 đồng/kg). Trung bình với 100 cây thanh trà, người trồng thu được hơn 150 triệu đồng, theo giá của phường quy định.

Gia đình ông Tôn Thất Bình (đường Nguyệt Biều, phường Thủy Biều) có vườn thanh trà với diện tích 7.000 m2, canh tác theo mô hình VietGAP hữu cơ. Ông Bình cho biết: "Theo tiêu chuẩn VietGAP, phòng trừ sâu bệnh cho trái thanh trà không bị đen, hư hại luôn được nông dân ưu tiên hàng đầu trong quá trình chăm sóc, mục đích chính là đem lại sản phẩm đẹp, sạch, an toàn cho khách hàng".

Vào đầu mùa thu, thanh trà bắt đầu chín mọng, tỏa hương khắp vườn. Thời điểm mùa vụ thu hoạch bắt đầu vào tháng 9 và chỉ có một mùa trong năm. Hiện nay, toàn phường Thủy Biều có 43 hộ dân tham gia sản xuất cây thanh trà theo mô hình VietGAP với 8,5 ha, dự kiến sản lượng bình quân đạt 150 - 250 kg/cây/năm.

Ông Võ Trần Tuấn Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân phường Thủy Biều, cho biết: "Đây là mô hình được áp dụng từ năm 2017, có sự liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trái thanh trà, bảo đảm chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng".

Với mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nông dân Huế đã có kỹ thuật trồng thanh trà hiện đại hơn trong việc giúp cây sinh trưởng tốt, kéo dài tuổi thọ. Từ đó, các nông dân mở ra cơ hội, hướng canh tác mới, ngày càng khẳng định được thương hiệu cây thanh trà xứ Huế.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Lễ hội Nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức sẽ diễn ra tại TP.HCM từ ngày 23 - 27/10 tại khu vực Thương xá Tã cũ. Nhiều hoạt động độc đáo giới thiệu và quảng bá nước mắm Việt sẽ diễn ra xuyên suốt 5 ngày tổ chức.

Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Cầu Long Biên tồn tại bất chấp lũ lụt, vô tâm, lãng quên"

Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Cầu Long Biên tồn tại bất chấp lũ lụt, vô tâm, lãng quên"

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cầu Long Biên vẫn tồn tại đến ngày nay, bất chấp thời gian, thiên tai và cả sự vô tâm, lãng quên của con người.

Chủ quán thịt chó Hàn Quốc đang điêu đứng

Chủ quán thịt chó Hàn Quốc đang điêu đứng

Dự luật cấm thịt chó tại Hàn Quốc nhận sự ủng hộ của đa số người dân, nhưng lại bị nhóm tiểu thương buôn bán thịt từ chó, mèo phản ứng căng thẳng.

Độc đáo lễ hội Katê trong văn hóa Chăm và bảo vật Linga vàng

Độc đáo lễ hội Katê trong văn hóa Chăm và bảo vật Linga vàng

Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đặc biệt, cộng đồng người Chăm này vừa đón nhận bảo vật quốc gia.

Quảng bá ẩm thực và du lịch Việt Nam qua chương trình mới từ tập đoàn châu Âu

Quảng bá ẩm thực và du lịch Việt Nam qua chương trình mới từ tập đoàn châu Âu

Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án "Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt" với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực Việt.

Du lịch TP.HCM bội thu 15.600 tỷ đồng mỗi tháng

Du lịch TP.HCM bội thu 15.600 tỷ đồng mỗi tháng

Trung bình mỗi tháng, ngành du lịch TP.HCM thu khoảng 15.600 tỷ đồng. Đây cũng là địa phương dẫn đầu doanh thu du lịch cả nước. Điều gì khiến TP.HCM luôn đạt thành tích ấn tượng này?