Người Việt chi hơn 160 triệu USD nhập ô tô dịp Tết
Dương Hưng
28/01/2023 8:00 PM (GMT+7)
Theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 1/2023, cả nước đã chi hơn 160 triệu USD để nhập khẩu hơn 6.300 ô tô nguyên chiếc các loại. Đặc biệt, người Việt đang chuyển dần sang các mẫu mã xe đa dụng, gầm cao như SUV, Crossover và MPV.
Trong tổng lượng xe nhập khẩu về, dòng xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm ưu thế lớn. Cụ thể, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 5.776 xe, với kim ngạch đạt 138 triệu USD (chiếm 91,6% về lượng và chiếm hơn 85% về kim ngạch nhập khẩu ô tô của cả nước).
Người Việt có xu hướng chuyển sang lựa chọn các dòng xe SUV, Crossover gầm cao, đa dụng
Năm 2022, Việt Nam ghi nhận nhập khẩu 173.500 ô tô các loại, với tổng kim ngạch 3,84 tỷ USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 5,1% về kim ngạch so với năm 2021. Đây cũng là năm cólượng ô tô nhập khẩu nhiều nhất từ trước đến nay, vượt khá xa kết quả của năm có kỷ lục trước đó là năm 2021 (với khoảng 160.000 xe).
Về xu hướng lựa chọn dòng xe, số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy, người Việt dù vẫn thích xe sedan nhưng đang chuyển dần sang các mẫu mã xe đa dụng, gầm cao như SUV, Crossover và MPV.
Cụ thể, năm 2022, doanh số bán xe sedan đạt 90.984 xe, tăng gần 15.400 xe so với năm 2021. Trong đó, các mẫu sedan hạng B có tầm giá từ 450 - 600 triệu đồng chiếm đa số. Một số mẫu mã như Toyota Vios, Hyundai Accent, Honda City, Kia K3... có doanh số bán trung bình khoảng 2.000 xe/tháng.
Trong khi đó, các dòng xe đa dụng, gầm cao như SUV, Crossover và MPV phổ thông có tỷ lệ tăng trưởng doanh số tăng vọt. Năm 2022, lượng tiêu thụ xe SUV đạt hơn 85.900 xe, tăng hơn 21.800 xe so với năm 2021. Các dòng xe Crossover cũng đạt hơn 34.500 xe, tăng 6.450 xe so với năm 2021.
Một người bán hàng trên Instagram đã rao bán các sản phẩm Louis Vuitton (LV) giả nhưng quảng cáo là hàng thật, đồng thời phớt lờ các thủ tục tố tụng của Tòa án Tối cao Singapore, đã bị buộc phải bồi thường 200.000 đô la Singapore cho thương hiệu thời trang xa xỉ Pháp LV vì vi phạm quyền nhãn hiệu.
Chiều 5/7, Công ty Hanoi Metro cho biết, giá vé hành khách đi trên hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Cầu Giấy sẽ được điều chỉnh tăng 40% với vé lượt và tăng 2,5 lần với giá vé tháng.
Tập đoàn bán lẻ AEON (Nhật Bản) dự kiến mở thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.000–1.500 lao động. Kế hoạch mở rộng này thể hiện cam kết lâu dài của AEON tại thị trường Việt Nam.
Thời gian tới, AEON - chuỗi trung tâm thương mại hàng đầu Nhật Bản dự kiến sẽ có thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM. Trong đó, 2 trung tâm sẽ được mở rộng, phát triển ra các khu vực mới.
Những gói đồ ăn vặt và đồ uống “tí hon” đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các kệ hàng, khi các thương hiệu cố gắng giữ chân người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu bằng các lựa chọn có giá rẻ hơn.
Một người bán hàng trên Instagram đã rao bán các sản phẩm Louis Vuitton (LV) giả nhưng quảng cáo là hàng thật, đồng thời phớt lờ các thủ tục tố tụng của Tòa án Tối cao Singapore, đã bị buộc phải bồi thường 200.000 đô la Singapore cho thương hiệu thời trang xa xỉ Pháp LV vì vi phạm quyền nhãn hiệu.
Chiều 5/7, Công ty Hanoi Metro cho biết, giá vé hành khách đi trên hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Cầu Giấy sẽ được điều chỉnh tăng 40% với vé lượt và tăng 2,5 lần với giá vé tháng.
Tập đoàn bán lẻ AEON (Nhật Bản) dự kiến mở thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.000–1.500 lao động. Kế hoạch mở rộng này thể hiện cam kết lâu dài của AEON tại thị trường Việt Nam.
Thời gian tới, AEON - chuỗi trung tâm thương mại hàng đầu Nhật Bản dự kiến sẽ có thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM. Trong đó, 2 trung tâm sẽ được mở rộng, phát triển ra các khu vực mới.
Những gói đồ ăn vặt và đồ uống “tí hon” đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các kệ hàng, khi các thương hiệu cố gắng giữ chân người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu bằng các lựa chọn có giá rẻ hơn.