Chủ nhật, 24/11/2024

Phân bón giả, dẹp loạn cách nào?

18/06/2022 1:00 PM (GMT+7)

Trong 2 năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nguồn phân bón nhập khẩu bị đứt gãy khiến giá phân bón liên tục tăng mạnh. Điều này đã "thúc đẩy" các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón tung ra nhiều chiêu thức gian lận nhằm thu lợi bất chính.

Mặc dù các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng, nhưng theo dự báo của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong thời gian tới, tình hình vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón sẽ có những diễn biến phức tạp.

Phân bón giả, dẹp loạn cách nào? - Ảnh 1.

Người nông dân thiệt thòi vì nạn phân bón giả, kém chất lượng (Ảnh minh họa: BT)

Đưa ra giải pháp “dẹp loạn” phân bón giả tại đối thoại "Phân bón giả - tác hại thật", ông Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch Hội phân bón Việt Nam, cho biết, trải qua nhiều năm, danh mục các loại phân bón được phép sản xuất ngày càng tăng lên. Do đó, số lượng chủng loại phân bón ngày nay rất nhiều. Các cơ quan nhà nước cũng rất khó quản lý. Thực tế, trong danh mục các loại phân bón có những loại ngày nay không còn sử dụng đến. Việc loại trừ các loại phân bón này ra khỏi danh mục cần được đẩy nhanh.

Bên cạnh đó, hàng chục triệu hộ nông dân sử dụng phân bón chủ yếu thông qua đại lý. Đến mùa thì nông dân ra đại lý hoặc là mua, hoặc là ứng cả "một rổ" vật tư, có phân bón, có thuốc trừ sâu. Số người được trực tiếp tiếp cận với nhà máy không nhiều. Như vậy, đại lý dễ thao túng hàng giả hàng kém chất lượng. Vì lợi nhuận, các đại lý sẵn sàng tiếp tay cho hàng giả ra thị trường. Còn người nông dân thiệt thòi bởi vì thiếu thông tin, khi thấy giá cả và phương thức phù hợp thì mua.

Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần tập trung xử lý câu chuyện phân bón giả không chỉ từ đầu nguồn sản xuất, mà còn từ hệ thống phân phối các đại lý. Chế tài xử phạt nên điều chỉnh theo hướng tăng nặng để cho các đối tượng làm giả sợ. Địa phương phải làm mạnh công tác thanh tra, kiểm tra.

“Ở khâu cấp giấy phép kinh doanh phân bón, Cục Bảo vệ thực vật đã kiểm soát rất chặt, thậm chí đi xuống tận nơi để kiểm tra chứ không chỉ quyết định dựa trên tài liệu. Tuy nhiên, tôi cho rằng vẫn cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thì mới phát hiện được những yếu tố bất cập nảy sinh trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh. Công tác thanh tra, kiểm tra phải mang tính thời vụ, bởi vì đó là đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Chính thời vụ là lúc mà phân bón giả và các vật tư giả dễ trà trộn”, ông Nguyễn Trí Ngọc nhấn mạnh.

Ông Lê Tiến Hùng - Công ty CP phân bón dầu khí Cà Mau, cho rằng, bảo vệ nông dân là bảo vệ chính doanh nghiệp. “Với Công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau, chúng tôi truyền thông chia sẻ cho bà con về các loại phân bón chất lượng, ký kết với Cục Trồng trọt trong kế hoạch hợp tác 5 năm về tổ chức các hội thảo chia sẻ thông tin tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để bà con hiểu về đặc tính, lợi ích các loại phân bón. Song song đó, chúng tôi cũng chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội ề các kỹ thuật canh tác, thông tin mùa vụ cho bà con. Chúng tôi còn có sản phẩm quét mã QR Code để bà con tiện theo dõi các luồng hàng của đại lý bán ra xem có đúng sản phẩm của doanh nghiệp không. Bước đầu các giải pháp này đã đem lại lợi ích và được bà con rất ủng hộ”, ông Lê Tiến Hùng cho biết.

Về giải pháp căn cơ, theo ông Lê Tiến Hùng cần rà soát lại các văn bản pháp lý, hành lang pháp luật để giúp cho các bộ, ngành chức năng thực thi được nhiệm vụ, vì thực tế các chế tài xử lý hiện nay còn quá yếu. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để doanh nghiệp, người nông dân tiếp cận tốt hơn.

Ông Nguyễn Đình Xuân - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, cũng khẳng định, phân bón giả, kém chất lượng như là một vấn nạn đang tồn tại trên cả nước. Chấm dứt vấn nạn này là rất khó khăn khi mà các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá chưa được một số doanh nghiệp coi trọng. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất phân bón cần xây dựng cho mình về chiến lược chống hàng giả, nhất là công tác truyền thông về sản phẩm và chủ động đề xuất, bắt tay với các cơ quan nhà nước trong cuộc đấu tranh chống hàng giả.

Về phía nông dân, cần lựa chọn nhãn hiệu, thương hiệu tốt, có uy tín, đại lý có uy tín, không ham rẻ, không mua thiếu. Khi nông dân mua phân bón, nên lưu mẫu, lấy hóa đơn khi mua. Nông dân mua phân bón với số lượng lớn có thể yêu cầu kiểm nghiệm sản phẩm. Khi có những dấu hiệu nghi ngờ về chất lượng phân bón thì báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xử lý.

“Tôi cho rằng, đại lý bán phân bón giả, kém chất lượng phải chịu trách nhiệm. Bởi họ là người biết rõ nhất về sản phẩm phân bón mà họ đang kinh doanh là thật hay giả. Người bán không vô can trong việc đưa phân bón giả, kém chất lượng ra thị trường. Chúng ta phải kiến nghị với Trung ương, Chính phủ, bộ, ngành tăng cường biện pháp xử lý, tăng mức xử phạt, đồng thời có giải pháp căn cơ hơn, chặt chẽ hơn để quản lý thật tốt mặt hàng này”, ông Nguyễn Đình Xuân nhấn mạnh.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.