Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa chỉ đạo các địa phương Hà Nội, TPHCM, Bình Định, Nghệ An, Quảng Nam, Thanh Hóa, Lào Cai, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Đắk Nông có giải pháp giải quyết 13 vụ khiếu kiện đông người có dấu hiệu phức tạp về an ninh trật tự được nêu trong báo cáo số 187 của Ban Dân nguyện Quốc hội.
Theo Ban Dân nguyện của Quốc hội, qua theo dõi tình hình khiếu nại, tố cáo trên cả nước thời gian qua cho thấy có 13 vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, trong đó có nhiều vụ liên quan tới tranh chấp đất đai, nhà chung cư.
Cụ thể, 3 vụ khiếu kiện liên quan đến nhà chung cư tiếp tục diễn biến phức tạp, như chung cư tái định cư ở 312 Lạc Long Quân (TPHCM), dự án đầu tư xây dựng khu văn phòng, nhà ở, nhà trẻ ở phố Minh Khai và dự án chung cư Goldmark City ở số 136 Hồ Tùng Mậu (Hà Nội).
Ban Dân nguyện của Quốc hội cho biết, tại 3 dự án chung cư này người dân bức xúc khi chủ đầu tư có thái độ không hợp tác, không tổ chức tiếp, đối thoại với cư dân về bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một số nội dung liên quan tới công năng của các tòa chung cư.
Đối với lĩnh vực đất đai, có 3 vụ khiếu nại, tố cáo, đó là vụ khoảng 100 người dân mua đất của Công ty CP Bách Đại An nhưng chưa nhận được sổ đỏ đã kéo đến trung tâm hành chính thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam dựng lều, căng băng rôn, khẩu hiệu đòi trả lại tiền mua đất.
Vụ việc xảy ra xô xát giữa người dân với công nhân ở Hải Tiến (Thanh Hóa), gây phức tạp an ninh trật tự địa phương; hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. Hay vụ việc hàng trăm người dân xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, Lào Cai không đồng ý với giá bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án thủy điện Mây Hồ đã tập trung, ngăn cản thi công dẫn đến xô xát với công nhân Công ty TNHH năng lượng Mây Hồ…
Ngoài ra, còn có 2 vụ việc khiếu kiện liên quan đến ô nhiễm môi trường ở Bình Định và Nghệ An chưa được giải quyết dứt điểm; 4 vụ việc liên quan đến việc công nhân đình công, yêu cầu tăng lương, phụ cấp và phúc lợi khác gây phức tạp về an ninh, trật tự; 1 vụ việc liên quan đến việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo xảy ra xô xát giữa người dân thôn Thuận Hà, xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song (Đắk Nông) với lực lượng thi công dự án điện gió của Công ty TNHH MTV năng lượng Đắk N’Drung Đắk Nông…
Sau ngày 1/7/2025, toàn bộ hệ thống sân bay tại Việt Nam đã có những cập nhật mới về địa chỉ hành chính theo đề án sáp nhập tỉnh, thành trên cả nước. Hành khách cần lưu ý để tránh nhầm lẫn khi tra cứu thông tin.
Một doanh nghiệp vừa đề xuất UBND TP.HCM tạo điều kiện để được nghiên cứu đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn và tuyến metro đi qua khu vực Củ Chi (cũ).
Việt Nam được xếp vào nhóm Top các nước sản xuất công nghiệp có chi phí cạnh tranh nhất thế giới dù giá thuê bất động sản công nghiệp đã tăng 70% tính từ năm 2019, theo 1 nghiên cứu toàn cầu mới nhất.
TP Hà Nội thành lập 126 Ban quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng thuộc UBND xã, phường, trên cơ sở tổ chức lại các Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng cấp huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện hiện nay.
TP.HCM sẽ đầu tư hơn 8.555 tỷ đồng để nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Văn Thánh, phường Thạnh Mỹ Tây. Thời gian thực hiện dự án từ 2025-2030.
TP.HCM sẽ có khoảng 360 khu vực với hơn 55.000 lô đất đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng, điều này giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm áp lực thủ tục hành chính.
Sau ngày 1/7/2025, toàn bộ hệ thống sân bay tại Việt Nam đã có những cập nhật mới về địa chỉ hành chính theo đề án sáp nhập tỉnh, thành trên cả nước. Hành khách cần lưu ý để tránh nhầm lẫn khi tra cứu thông tin.
Một doanh nghiệp vừa đề xuất UBND TP.HCM tạo điều kiện để được nghiên cứu đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn và tuyến metro đi qua khu vực Củ Chi (cũ).
Việt Nam được xếp vào nhóm Top các nước sản xuất công nghiệp có chi phí cạnh tranh nhất thế giới dù giá thuê bất động sản công nghiệp đã tăng 70% tính từ năm 2019, theo 1 nghiên cứu toàn cầu mới nhất.
TP Hà Nội thành lập 126 Ban quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng thuộc UBND xã, phường, trên cơ sở tổ chức lại các Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng cấp huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện hiện nay.
TP.HCM sẽ đầu tư hơn 8.555 tỷ đồng để nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Văn Thánh, phường Thạnh Mỹ Tây. Thời gian thực hiện dự án từ 2025-2030.
TP.HCM sẽ có khoảng 360 khu vực với hơn 55.000 lô đất đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng, điều này giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm áp lực thủ tục hành chính.