Thứ năm, 28/11/2024

Phố Wall chao đảo

18/12/2022 1:00 PM (GMT+7)

Phố Wall vừa trải qua phiên giao dịch đầy biến động. Chứng khoán rớt mạnh vì hàng nghìn tỷ USD quyền chọn chỉ số sắp hết hạn và sự quyết liệt của Fed trong cuộc chiến với lạm phát.



Phố Wall chao đảo - Ảnh 1.

Chứng khoán Mỹ ghi nhận tuần giảm điểm thứ 2 liên tiếp. Ảnh: Reuters.

Áp lực bán tháo vẫn đè nặng lên các chỉ số chứng khoán của Mỹ trong phiên giao dịch cuối tuần. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 281,76 điểm, tương đương 0,85%, còn 32.920,46.

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq thiên về công nghệ giảm lần lượt 43,38 điểm (1,11%) và 105,11 điểm (0,95%). Đây là tuần giảm điểm thứ 2 liên tiếp của Phố Wall.

Chỉ số S&P 500 giảm 2,08% so với phiên cuối tuần trước và 5,58% so với một năm trước đó. Mức giảm tuần của Dow Jones và Nasdaq lần lượt là 1,7% và 2,7%.


Biến động mạnh

Thị trường biến động dữ dội trong phiên giao dịch cuối tuần với một lượng lớn hợp đồng quyền chọn đến ngày đáo hạn. Theo Goldman Sachs, 2.600 tỷ USD quyền chọn liên quan đến các chỉ số chứng khoán sắp hết hạn, mức cao nhất trong gần 2 năm so với quy mô thị trường chứng khoán.

Trong phiên 16/12, chỉ số Dow Jones có lúc giảm tới 547,63 điểm. Đà bán tháo lan trên diện rộng. Tại Sở giao dịch chứng khoán New York, cứ 3 mã giảm mới có một mã tăng.

Dẫn đầu đà giảm là nhóm ngành bất động sản (gần 3%) và hàng tiêu dùng thiết yếu (1,7%).

Giá Bitcoin - đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới - cũng đã mất mốc 17.000 USD/đồng. Còn giá dầu Brent tiêu chuẩn toàn cầu giảm gần 3% xuống dưới ngưỡng quan trọng 80 USD/thùng.


Phố Wall chao đảo - Ảnh 2.

Tại Sở giao dịch chứng khoán New York trong phiên kết thúc tuần, cứ 3 mã chứng khoán giảm mới có một mã tăng. Ảnh: Reuters.

"Chứng khoán Mỹ lao dốc vì nỗi sợ đang bao trùm Phố Wall. Tuần qua, các ngân hàng trung ương đã phát đi tín hiệu vẫn giữ lập trường 'diều hâu', và khu vực tư nhân đang giảm tốc mạnh mẽ", ông Edward Moya - chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại hãng tư vấn Oanda (có trụ sở ở Mỹ) - giải thích.

"Rủi ro suy thoái đã tăng lên sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo về 'sự gia tăng liên tục' của lãi suất", ông nói thêm.

Theo dữ liệu được S&P Global công bố hôm 16/12, PMI (chỉ số quản lý thu mua) theo dõi các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của Mỹ đã giảm từ 46,4 điểm vào tháng 11 xuống 44,6 điểm trong tháng này.

Đây là tháng thứ 6 liên tiếp chỉ số này trượt về vùng suy giảm, tức dưới 50 điểm.


Nỗi sợ suy thoái lại bao trùm

Trong cuộc họp chính sách tháng 12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm, đưa lãi suất quỹ liên bang lên 4,25-4,5%, mức cao nhất trong vòng 15 năm.

Đây là điều đã được đa số nhà đầu tư dự đoán từ trước. Mức tăng này chấm dứt chuỗi 4 lần liên tiếp tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 6, tháng 7, tháng 9 và tháng 11.

Đáng nói, trong cuộc họp báo diễn ra ngay sau cuộc họp, chủ tịch Fed nhấn mạnh "vẫn cần nhiều bằng chứng hơn để tin rằng lạm phát đang trên đà đi xuống bền vững".


Với những tuyên bố cứng rắn của Fed đối với việc hạ nhiệt lạm phát, hy vọng về một cuộc "tiếp đất nhẹ nhàng" của nền kinh tế dường như đã vơi bớt phần nào

Bà Kim Forrest - người sáng lập Bokeh Capital

Các thành viên FOMC - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - dự kiến giữ lãi suất ở mức cao trong năm tới và không giảm lãi suất cho đến năm 2024.

Theo dot plot - biểu đồ thể hiện kỳ vọng lãi suất của từng thành viên FOMC, mức lãi suất cuối cùng của chu kỳ tăng được dự đoán là 5,1%, tương đương phạm vi mục tiêu 5-5,25%.

Tuyên bố chính sách của FOMC gần như không thay đổi so với cuộc họp tháng 11. Trước đó, giới quan sát cho rằng Fed sẽ thay đổi cụm từ "sự gia tăng liên tục" trong lãi suất thành một cụm từ bớt quyết liệt hơn.

"Vào đầu tuần, chúng tôi đã hy vọng rằng với mức tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tháng 11 thấp hơn dự kiến, Fed và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới sẽ 'lỏng tay' hơn", bà Kim Forrest - người sáng lập Bokeh Capital - bình luận.

"Nhưng với những tuyên bố cứng rắn của Fed đối với việc hạ nhiệt lạm phát, hy vọng về một cuộc 'tiếp đất nhẹ nhàng' của nền kinh tế dường như đã vơi bớt phần nào", bà nói thêm.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

"Hoa mắt" với phí dịch vụ SMS Banking

"Hoa mắt" với phí dịch vụ SMS Banking

Bỗng dưng nhận được thông báo phí SMS Banking tăng gấp nhiều lần, không ít người đã quyết định hủy dịch vụ, chuyển sang lựa chọn miễn phí

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.

Thị trường chứng khoán Mỹ lại lập đỉnh mới

Thị trường chứng khoán Mỹ lại lập đỉnh mới

Chỉ số S&P 500 và chỉ số Dow Jones trên thị trường chứng khoán Mỹ đạt mức cao kỷ lục mới trong ngày 26/11 ở Mỹ, đi ngược với diễn biến giảm điểm trong chứng khoán châu Âu.

Còn lại bao nhiêu vốn tín dụng dự kiến cho cả nền kinh tế vào cuối năm?

Còn lại bao nhiêu vốn tín dụng dự kiến cho cả nền kinh tế vào cuối năm?

Ước tính gần 670.000 tỷ đồng vốn tín dụng sẽ được bơm vào nền kinh tế trong 2 tháng cuối năm này để hỗ trợ tăng trưởng GDP theo kế hoạch do Ngân hàng Nhà nước đặt ra hồi đầu năm.

Thị trường chứng khoán Mỹ nối dài đà tăng điểm

Thị trường chứng khoán Mỹ nối dài đà tăng điểm

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm do được hưởng lợi nhiều nhất từ lãi suất thấp và nền kinh tế tăng trưởng mạnh.

Nhân vật 'tiền điện tử' ở Mỹ mạnh tay với canh bạc sau khi được ông Trump lựa chọn?

Nhân vật 'tiền điện tử' ở Mỹ mạnh tay với canh bạc sau khi được ông Trump lựa chọn?

Ông Howard Lutnick, người vừa được Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ chọn làm Bộ trưởng Thương mại thời Trump 2.0, đang mạo hiểm nhảy vào lĩnh vực cho vay được hỗ trợ bằng tiền điện tử.