Thứ sáu, 22/11/2024

Phục hồi tự nhiên là ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển bền vững ở ĐBSCL

21/11/2021 6:30 PM (GMT+7)

Nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, ĐBSCL cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch, lộ trình cụ thể để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách hành động.

Kiến tạo nhiều chính sách thúc đẩy phát triển 

ĐBSCL được đánh giá là một trong 3 đồng bằng châu thổ lớn của thế giới bị đe dọa nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu. Áp lực từ việc gia tăng dân số, phát triển kinh tế, xã hội kéo theo hàng loạt những thách thức từ chính nội tại vùng ĐBSCL như gia tăng xâm nhập mặn vào sâu, ngập lụt, khai thác nước quá mức… đã tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Trong khi đó, dưới tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đang diễn ra ngày càng gay gắt ở ĐBSCL đặc biệt là các tỉnh vùng ven biển. Có thể thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xâm nhập mặn do lưu lượng  về  hạ  lưu  giảm, tạo  điều  kiện  cho nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa. Đồng thời tác động của triều cường theo chu kỳ của biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, dẫn đến xâm nhập mặn tăng cao. Ngoài ra, do địa hình thấp, bằng phẳng và ảnh hưởng triều cao vào các tháng trong mùa khô với lưu lượng các sông thấp xâm nhập mặn vào sâu trong cửa sông và vào các kênh rạch nội địa ĐBSCL.

Theo nhận định của PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, thực hiện Nghị quyết số 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, dù thời gian triển khai chưa dài, nhưng chính sách phát triển bền vững ĐBSCL đã đạt nhiều kết quả. Nhất là việc kiến tạo các cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Trong chủ trương thích ứng thuận thiên, việc phát triển năng lượng tái tạo và sử dụng hiệu quả năng lượng được xếp hàng đầu.

Phục hồi tự nhiên là ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển bền vững ở ĐBSCL - Ảnh 1.

Phục hồi tự nhiên phải là ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển bền vững ở ĐBSCL. (Ảnh: Báo TN&MT)

Bên cạnh đó, Nghị quyết 120 đã góp phần định hình không gian phát triển thông qua kết nối hạ tầng giao thông, liên kết vùng đã và đang có nhiều tiến triển, thay đổi bộ mặt của ĐBSCL. Một số cơ chế chính sách đã được rà soát, bổ sung. Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững vùng ĐBSCL đang được khẩn trương hoàn thành. Hiệu quả của việc phân vùng, chuyển đổi sản xuất theo phương châm thuận thiên đã được chứng minh qua đợt hạn mặn kỉ lục 2019-2020 vừa qua, qua đó chuyển hóa được thách thức thành cơ hội cho phát triển, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.

Nắm bắt xu thế này, thời gian qua, nhiều địa phương như: Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre đã tập trung khai thác tiềm năng phát triển năng lượng sạch, năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Đồng thời, chủ động triển khai một số mô hình kinh tế phù hợp thích ứng với biến đổi khí hậu như Mô hình tòa nhà công sở sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Những chính sách này cho thấy, sự chuyển đổi phù hợp và bắt kịp với xu hướng chung của quốc tế.

Định hướng phát triển bền vững ĐBSCL

Năm 2021, đối mặt với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ĐBSCL đã phải chịu những ảnh hưởng hết sức nặng nề nhưng cũng là cơ hội để giúp phục hồi sau đại dịch theo hướng thân thiện tự nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây cũng là quan điểm của Việt Nam tại COP26 vừa qua. Đặc biệt, tại sự kiện công bố Cam kết giảm phát thải metan toàn cầu trong khuôn khổ Hội nghị COP26, Thủ tướng đã đưa ra các cam kết trong việc cắt giảm 30% khí metan vào năm 2030 và cam kết đạt “Net zero” vào năm 2050. Những cam kết mạnh mẽ này của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế rất hoan nghênh và đánh giá cao.

Theo tinh thần của Nghị quyết 120/NQ-CP, mục tiêu đến năm 2050 ĐBSCL trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước, có trình độ tổ chức xã hội tiên tiến; Thu nhập bình quân đầu người đạt cao hơn trung bình cả nước, sinh kế của người dân được bảo đảm; Tỉ trọng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 80%, độ che phủ rừng đạt trên 9% (so với 4,3% hiện nay), các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng được bảo tồn và phát triển. Mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng đồng bộ, hiện đại. Hệ thống đô thị hiện đại được xây dựng và phân bố hợp lý tại các tiểu vùng. Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy được phát triển đồng bộ, kết nối trong vùng, liên vùng và phải bảo đảm kết hợp hài hòa, thống nhất, bổ trợ và không xung đột với hệ thống thủy lợi, đê điều...

Trên cơ sở đó, giai đoạn tới ĐBSCL cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch chi tiết, đưa ra lộ trình cụ thể để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển để thực hiện các cam kết nêu trên.

Trao đổi về tiềm năng để các địa phương tiếp cận với nguồn lực ứng phó biến đổi khí hậu, TS Nguyễn Văn Hồng, Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cho rằng, biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đến từng cá nhân, tổ chức ở các cấp độ từ Trung ương đến địa phương, trên mọi lĩnh vực môi trường, kinh tế, chính trị và xã hội. Ứng phó để thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có giải pháp toàn diện với sự cam kết và trách nhiệm tham gia của nhiều bên liên quan bao gồm cả các thiết chế phi nhà nước.

Trong đó, doanh nghiệp, tư nhân và các tổ chức xã hội vừa là nạn nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp, vừa là tác nhân làm gia tăng các biểu hiện của biến đổi khí hậu. Doanh nghiệp là một bên tham gia quan trọng trong quá trình thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay. Chính vì vậy, các địa phương cần có chính sách mở rộng nguồn lực đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu, thu hút sự tham gia đầu tư của khối doanh nghiệp tư nhân và các Quỹ đầu tư quốc tế…

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?

Giá vàng liên tục tăng cao chưa từng thấy, các chuyên gia đều đồng thuận dự báo một kịch bản

Giá vàng liên tục tăng cao chưa từng thấy, các chuyên gia đều đồng thuận dự báo một kịch bản

Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?

Nghĩ từ cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia

Nghĩ từ cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia

Cuộc thi gameshow kiến thức học sinh Olympia năm 2024, nam sinh người Huế bấm được nút giành quyền trả lời câu hỏi; chưa trả lời thì bạn đã la hét hò reo, lăn ra sàn ăn mừng chiến thắng. Dư luận có người khen nhưng cũng có người nghĩ khác.