Quán quân Giọng hát hay Hà Nội tiết lộ lý do không theo đuổi hát chèo
Thanh Hà
19/01/2025 6:00 PM (GMT+7)
Chia sẻ tại buổi ra mắt MV “Cô gái Hà Nội”, Quán quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 – Bùi Huyền Trang chia sẻ, lý do theo đuổi dòng nhạc thính phòng mà không phải hát chèo, dù sinh ra từ nôi chèo Thái Bình.
Trong những ngày cận Tết, ca sĩ Bùi Huyền Trang ra mắt MV “Cô gái Hà
Nội” với sự tham gia của các nghệ sĩ, ca sĩ như NSƯT Lan Anh, ca sĩ Minh Tiệp,
nhạc sĩ Ngọc Khuê…
Chia sẻ tại buổi ra mắt, ca sĩ Bùi Huyền Trang cho biết, ca khúc “Cô gái
Hà Nội” (thơ Ngọc Khuê, sáng tác nhạc sĩ Đoàn Nguyên Hiếu) là ngợi ca vẻ đẹp của
Hà Nội thông qua con người và cảnh vật nơi mảnh đất thiêng, đã tạo nên hào khí
Hà Nội của những năm tháng chiến tranh, qua cách kể chuyện nhẹ nhàng, giản dị
nhưng cũng đủ phác họa cho khán giả cảm nhận được vẻ đẹp của con người Hà Nội đầy
khí chất, đẹp đẽ và đáng tự hào.
“Khi làm MV này, tôi muốn tri ân tới khán giả Hà Nội đã yêu quý tôi, cảm
ơn Ban tổ chức cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội đã cho tôi cơ hội để tôi có một bệ
phóng bước vào nghề. Bên cạnh đó, đây là bài hát rất hay, tạo rất nhiều cảm xúc
cho người nghe. Bài hát không chỉ nói về cô gái Hà Nội mà mở rộng hơn là nói đến
tất cả người phụ nữ Việt Nam. Một vẻ đẹp của người phụ nữ Việt ở quá khứ cũng
như ở hiện đại, đảm đam, dịu hiền, thương chồng, thương con…”
Hỏi Huyền Trang, sinh ra và lớn lên ở Thái Bình, nơi được biết đến là
nôi của hát chèo nhưng vì sao lại lựa chọn dòng nhạc thính phòng cổ điển để
theo đuổi?
Bùi Huyền Trang cho hay: “Ngày tôi học lớp 2, mẹ đã cho tôi tham gia thi
hát chèo toàn miền Bắc và đạt giải nhất, rất nhiều người đã khuyên mẹ tôi cho
tôi học hát chèo, nhưng mẹ tôi nghĩ rằng, nếu chỉ hát chèo vẫn bị bó trong một
dòng nhạc cổ truyền trong khi cần mở rộng, nỗ lực hơn vì thế mà mẹ tôi đã cho tôi
theo dòng nhạc trẻ. Gia đình tôi cũng còn khó khăn vì thế mà động lực lớn nhất
để tôi học giỏi chính là để bố mẹ tôi không phiền lòng về việc học của tôi.
Tôi may mắn khi mẹ đã cho tôi đi học nhạc từ năm lớp 6, mẹ cho tôi học tất
cả những về âm nhạc như học piano, xướng âm, nhảy…để tôi nắm vững kiến thức trước
khi bước vào trường Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Cũng thời điểm này, tôi đã thần
tượng NSƯT Lan Anh. Tôi đã thuộc lòng hai bài hát tạo nên tên tuổi của NSƯT Lan
Anh, đó là “Cô gái vót chông” và “Bài ca hy vọng”. Đây cũng là hai bài hát tủ
mà tôi hát ở rất nhiều sự kiện. Lúc đó tôi đã nghĩ khi mình hát được dòng nhạc
khó, dòng nhạc đòi hỏi kỹ thuật thanh nhạc, đẳng cấp như thính phòng, nhạc kịch
thì các dòng nhạc khác mình vẫn có thể thể hiện một cách tốt nhất, đó cũng là
lý do tôi đã chọn dòng nhạc thính phòng là con đường nghệ thuật của mình”, ca
sĩ Bùi Huyền Trang cho hay.
Trước câu hỏi, lên Hà Nội từ năm 15 tuổi, không có bố mẹ bên cạnh, lại ở
Thủ đô đầy sôi động, trong một môi trường rất nhiều cám dỗ, có khi nào Bùi Huyền
Trang bị lung lay?
Quán quân Giọng hát hay Hà Nội 2024, thật thà chia sẻ: “Điều kiện gia
đình tôi không khá giả, nên khi lên Hà Nội sống, chập chững đi làm, tôi cũng có
đôi lúc rung rinh với sức mạnh của đồng tiền, cũng có những cám dỗ, tuy nhiên
trong đầu tôi luôn vang lên câu nói của mẹ tôi: “Con lên bước đi bằng thực lực,
khả năng của chính mình. Khi con có điều đó rồi thì dù ở bất cứ đâu con cũng có
thể tỏa sáng, làm những điều mình mong muốn. Nếu con không bước đi bằng chính
khả năng của mình, sự thành công đó sẽ chỉ chớp nhoáng, sẽ không được lâu dài.
Cũng vì thế mà tôi đã bước qua được cám dỗ và nỗ lực học”.
Là cô giáo của Bùi Huyền Trang, NSƯT Lan Anh cho biết, Bùi Huyền Trang
là học trò đặc biệt của cô.
“Tôi dẫn dắt Bùi Huyền Trang đã được 7 năm và em ấy là một trong những học
trò xuất sắc của tôi. Trang là học sinh rất nghiêm túc, chăm chỉ và chỉn chu, bất
cứ bài nào tôi đưa em ấy cũng hoàn thành, thậm chí hoàn thành trước thời hạn,
dù đó là bài hát khó. Tôi cũng rất đồng cảm với Trang, khi cũng là học sinh từ
tỉnh lẻ lên Hà Nội học, gia đình cũng khó khăn, cũng vì thế mà tôi thương và
coi như con cháu trong nhà”, NSƯT Lan Anh nói.
Có mặt tại buổi ra mắt, nhạc sĩ Ngọc
Khuê, người sáng tác bài thơ để nhạc sĩ Đoàn Nguyên Hiếu tạo nên ca khúc.
Nhạc sĩ Ngọc Khuê chia sẻ lý do ra đời bài hát, năm 2022, trong chuyến
đi sáng tác về Quân chủng Phòng không Không quân, ông cùng nhạc sĩ Đoàn Nguyên
Hiếu cùng đi. Sau chuyến đi, nhạc sĩ Đoàn Nguyên Hiếu có nói với tôi, đề tài
này khó quá, bởi vì trước đó đã có quá nhiều người viết, sáng tác ca ngợi.
“Sau đó có đề nghị tôi làm bài thơ để từ đó nhạc sĩ có thể lấy cảm hứng
để sáng tác. Tôi rất tâm niệm với đề tài này, bản thân tôi lại rất hay đến các
làng hoa như Ngọc Hà, Quảng Bá, Nghi Tàm…vì vậy mà làng hoa Ngọc Hà rất ấn tượng
với tôi.
Đặc biệt hơn nữa, khi tôi đến làng Ngọc Hà, tôi nhìn thấy xác máy bay
B52 vẫn còn nằm ở ao của làng Ngọc Hà, điều này đã gây cho tôi cảm xúc mãnh liệt.
Thế rồi bài thơ ra đời, khi tôi đưa bài thơ cho nhạc sĩ Đoàn Nguyên Hiếu, anh ấy
đã rất thích và ngay sau đó chỉ vài tiếng bài hát đã ra đời”, nhạc sĩ Ngọc Khuê
cho hay.
Bùi Huyền Trang sinh năm 2003, từng là “hiện tượng”
của mùa Sao Mai 2022 khi cô mới vừa tròn 19 tuổi. Giọng nữ cao trong sáng, trữ
tình với lối hát giản dị và bay bổng đã gây bất ngờ đối với cả BGK lẫn khán giả
trong đêm chung kết khu vực miền Bắc.
Tại Cuộc thi Hát Thính phòng - Nhạc kịch - Hợp xướng toàn quốc
2023 - một
cuộc thi có độ khó về chuyên môn cao hơn cuộc thi Sao Mai, và Bùi Huyền Trang
đã xuất sắc cán đích với vị trí Á quân khi vừa tròn 20 tuổi - trở thành một
trong những thí sinh trẻ tuổi nhất trong lịch sử cuộc thi này giành được vị trí
cao như vậy.
Năm 2024, Bùi Huyền Trang tiếp tục ghi danh ở cuộc thi hát
lớn nhất Hà Nội là Giọng hát hay Hà Nội và xuất sắc trở thành Quán quân Giọng hát hay Hà Nội 2024.
Sinh ra và lớn lên ở quê lúa Thái Bình – cái nôi của
hát Chèo, nhưng Bùi Huyền Trang lại lựa chọn dòng nhạc thính phòng cổ điển để
theo đuổi. Nhà không có ai làm nghệ thuật nhưng có lẽ khí chất của cái “nôi”
nghệ thuật đã ngấm vào máu Bùi Huyền Trang và cho cô có được giọng hát bẩm sinh
trong trẻo, ngọt ngào. Vì thế, ngay từ nhỏ, Bùi Huyền Trang đã tham gia rất
tích cực các hoạt động văn nghệ ở trường, lớp và địa phương, trở thành một giọng
hát được nhiều người yêu mến.
Thời gian nghỉ Tết kéo dài, vì vậy một chuyến đi khám phá các địa điểm du lịch Tết Hà Nội sẽ là lựa chọn phù hợp để du khách nghỉ ngơi, thư giãn, “nạp” năng lượng cho một khởi đầu mới đầy niềm vui.
Các thương hiệu xa xỉ trên toàn thế giới đang chào mừng Tết Nguyên đán 2025 bằng những đợt ra mắt sản phẩm mới. Họ đã chớp cơ hội để đưa những biểu tượng văn hóa phương Đông vào các bộ sưu tập nhân dịp này.
Hình ảnh con rắn cho Tết Nguyên đán sắp tới xuất hiện khắp nơi ở Trung Quốc, với những đặc điểm văn hóa khác biệt của mỗi vùng miền. Có nơi, các sản phẩm lưu niệm lấy cảm hứng từ linh vật con Rắn cho Tết này đã bán được hơn 3 triệu nhân dân tệ chỉ sau vài ngày xuất hiện.
Với món Ý truyền thống, pizza thì không có dứa. Một tiệm pizza ở Anh đã quyết định tính phí 120 bảng Anh (khoảng 3,6 triệu đồng) để thêm dứa vào món ăn của khách hàng. Giá cắt cổ này đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi trên mạng xã hội.
Đợt du lịch Tết Nguyên đán hàng năm của Trung Quốc, còn được gọi là "xuân vận", chính thức bắt đầu từ hôm nay 14/1, trong đó ước tính có tới 9 tỷ chuyến đi kỷ lục được thực hiện trong khoảng thời gian 40 ngày lễ hội.
Thời gian nghỉ Tết kéo dài, vì vậy một chuyến đi khám phá các địa điểm du lịch Tết Hà Nội sẽ là lựa chọn phù hợp để du khách nghỉ ngơi, thư giãn, “nạp” năng lượng cho một khởi đầu mới đầy niềm vui.
Các thương hiệu xa xỉ trên toàn thế giới đang chào mừng Tết Nguyên đán 2025 bằng những đợt ra mắt sản phẩm mới. Họ đã chớp cơ hội để đưa những biểu tượng văn hóa phương Đông vào các bộ sưu tập nhân dịp này.
Hình ảnh con rắn cho Tết Nguyên đán sắp tới xuất hiện khắp nơi ở Trung Quốc, với những đặc điểm văn hóa khác biệt của mỗi vùng miền. Có nơi, các sản phẩm lưu niệm lấy cảm hứng từ linh vật con Rắn cho Tết này đã bán được hơn 3 triệu nhân dân tệ chỉ sau vài ngày xuất hiện.
Với món Ý truyền thống, pizza thì không có dứa. Một tiệm pizza ở Anh đã quyết định tính phí 120 bảng Anh (khoảng 3,6 triệu đồng) để thêm dứa vào món ăn của khách hàng. Giá cắt cổ này đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi trên mạng xã hội.
Đợt du lịch Tết Nguyên đán hàng năm của Trung Quốc, còn được gọi là "xuân vận", chính thức bắt đầu từ hôm nay 14/1, trong đó ước tính có tới 9 tỷ chuyến đi kỷ lục được thực hiện trong khoảng thời gian 40 ngày lễ hội.