Phát biểu tại Hội thảo, ông Võ Văn Hưng cho biết Quảng Trị đã có những bước tiến hết sức mạnh mẽ và tích cực, tăng trưởng kinh tế luôn nằm ở nhóm dẫn đầu miền Trung và cả nước.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Quảng Trị năm 2021 có bước đột phá ấn tượng với hơn 5.511 tỷ đồng, đạt 159,8% dự toán địa phương, 192,6% dự toán Trung ương, tăng 51,3% so với năm 2020.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 6,5%, đứng thứ 3 trong 14 tỉnh, thành vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và đứng thứ 18 toàn quốc. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 28.676 tỷ đồng, vượt 29,7% kế hoạch đề ra và tăng 50,6% so với năm 2020… Đặc biệt, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, các dự án đầu tư lớn đang được tích cực triển khai, có những dự án lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Quảng Trị.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh những tiềm năng được tỉnh khai phá hiệu quả chưa từng thấy, thậm chí đã biến khó khăn, bất lợi thành tiềm năng, lợi thế mà dẫn chứng cụ thể nhất chính là hàng loạt dự án điện gió, điện mặt trời vận hành thương mại đem về hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách.
“Quảng Trị cũng đang đón nhận làn sóng đầu tư thế hệ mới hết sức tích cực, đặc biệt là các dự án giao thông, sân bay, cảng biển, năng lượng, công nghệ, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có giá trị cao...”, ông Hưng nói.
Một trong những lợi thế nổi bật của Quảng Trị được ông Hưng giới thiệu đến các nhà đầu tư đó là theo chủ trương của Chính phủ, Quảng Trị sẽ trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung và cả nước trên cơ sở tiềm năng các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng khí tiềm năng từ mỏ Báo Vàng, mỏ Kèn Bầu.
Hiện tỉnh Quảng Trị có khoảng 377 MW các dự án năng lượng tái tạo đã phát điện. Bên cạnh đó, có 29 dự án điện gió đã được cấp có thẩm quyền bổ sung quy hoạch và đang triển khai đầu tư với tổng công suất hơn 1.100MW. Đồng thời, tỉnh có 52 dự án điện gió khác đang trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt bổ sung quy hoạch với tổng công suất 2.764 MW; 8 dự án điện gió đang triển khai khảo sát, nghiên cứu lập hồ sơ bổ sung quy hoạch với tổng công suất 1.670 MW.
“Quảng Trị phấn đấu đạt 8.000 - 10.000 MW/năm vào năm 2030”, ông Hưng nói và cho biết, để đạt được mục tiêu này, trước mắt tỉnh sẽ hỗ trợ Công ty Điện tực quốc tế Thái Lan (EGATI) và Công ty Gazprom International sớm hoàn tất thủ tục đầu tư để triển khai xây dựng nhà máy nhiệt điện Quảng Trị 1 công suất 1.320 MW và nhà máy điện khí công suất 340MW trong khu kinh tế Đông Nam.
Hỗ trợ nhà đầu tư các dự án điện gió, kêu gọi, thu hút các dự án nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời, nhà máy sản xuất linh kiện, phụ tùng, thiết bị sử dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
Ông Hưng cũng cho biết thêm, sân bay Quảng Trị cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và tỉnh Quảng Trị đang tập trung hoàn thiện các thủ tục, tiến tới khởi công sân bay Quảng trị vào đầu năm 2022, dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động trong quý IV/2024.
Tại sự kiện, nhiều nhà đầu tư cũng đã chia sẻ về những lợi thế khi đầu tư tại Quảng Trị, song cũng kỳ vọng Quảng Trị tiếp tục đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng, giao thông, cảng biển, nâng cao trình độ nguồn nhân lực… để thu hút những “ con sếu đầu đàn” và phát triển bền vững.
Ông Victor Lim, Giám đốc QTIP (Liên doanh các nhà đầu tư VSIP - Amata - Sumitomo), cho biết liên doanh này đang đầu tư khu công nghiệp Quảng Trị. Dự án có tổng diện tích 481,2ha với tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê khoảng 349,18ha; còn lại là khu vực hành chính, dịch vụ, khu xử lý nước thải, cấp diện…
Nói về lý do đầu tư tại Quảng Trị, ông Victor Lim cho hay Quảng Trị có nhiều điều kiện thuận lợi như có giao thông thuận tiện, kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây để giao thương với các nước trong khu vực.
Đặc biệt, Quảng Trị có nguyên vật liệu dồi dào, đáp ứng nhu cầu cho nhiều ngành sản xuất như gỗ, vật liệu xây dựng, titan, dầu mỏ với trữ lượng lớn…
“Quảng Trị là điểm đến hấp dẫn, cạnh tranh về chi phí sản xuất, chi phí lao động”, ông Victor Lim nói.
Để Quảng trị thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư ông Victor Lim cũng đề xuất địa phương nên tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nhằm tăng cường liên kết vùng và tăng sức cạnh tranh cho tỉnh; gia tăng các ưu đãi hấp dẫn hơn về thuế để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng đến với tỉnh Quảng Trị.
Đặc biệt, cần có sự đồng hành và hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền địa phương để hỗ trợ, hướng dẫn nhà đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư và cấp phép phê duyệt dự án kịp thời. “Tỉnh Quảng Trị nên bố trí mô hình dịch vụ một cửa tại khu công nghiệp để các nhà đầu tư thực hiện và theo dõi nhanh dự án đầu tư của họ”, ông Victor Lim đề xuất.
Tỉnh Bình Dương phải phấn đấu đạt vị thế thủ phủ công nghiệp hàng đầu Việt Nam, sớm trở thành đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030. Bình Dương phải thực hiện 3 tiên phong.
Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC) vừa bày tỏ nguyện vọng tham gia những dự án đường sắt quan trọng tại Việt Nam, bao gồm cung cấp các dịch vụ và tư vấn.
Để phục hồi sản xuất sau bão số 3, nhiều nông dân mong muốn được hỗ trợ nguồn vốn và được vay mới; khoanh nợ, giãn nợ, hoãn trả đối với những khoản vay đã bị cơn bão làm thiệt hại.
Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX với chủ đề: "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lắng nghe nông dân nói" là dịp để nông dân bày tỏ ý kiến, kiến nghị với lãnh đạo.
Theo ông Matsuda Hisashi - Chủ tịch Hội Công Thương thành phố Okayama (Nhật Bản), tình hình lao động tại Nhật Bản đang thiếu hụt, các nhà máy ở thành phố Okayama cần sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh Long An cùng các doanh nghiệp đưa lao động đến đây làm việc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh ba đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, nâng cấp nền kinh tế số ở trình độ cao, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, có năng lực cạnh tranh toàn cầu…