Từ mốc son Giải phóng Thủ đô
Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954) đã mở ra thời kỳ phát triển mới của Hà Nội và đất nước. Trung ương và thành phố khẳng định cần sớm có Quy hoạch chung Thủ đô để định hướng cho việc xây dựng. Bộ Chính trị đã xem xét và ra Nghị quyết số 18/NQ-TƯ về phát triển Thủ đô. Ngày 16-11-1959 khi xét quy hoạch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Trong thiết kế phải đồng bộ đường sá, hệ thống thoát nước và lưới điện tránh cản trở đi lại của người dân”.
Năm 1961, cùng với Nghị quyết của Chính phủ mở rộng thành phố Hà Nội được Quốc hội khóa II kỳ họp thứ hai phê chuẩn, Quy hoạch chung Thủ đô với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô được phê duyệt. Hướng phát triển không gian thành phố chủ yếu về phía Nam và phía Tây có một phần phía Đông Bắc (khu vực huyện Gia Lâm). Cấu trúc không gian đô thị thay đổi theo hướng phát triển mới các khu công nghiệp ở xung quanh thành phố, trường đại học, bệnh viện ở các tuyến, trục đường hướng tâm.
Hơn một thập niên sau Ngày Giải phóng Thủ đô, bối cảnh phát triển mới tiếp tục đặt ra yêu cầu xem xét lại hướng phát triển của Hà Nội. Năm 1974, đồ án quy hoạch được duyệt đã định hướng phát triển Hà Nội cũ (586km2), với 40 vạn dân, ở Vĩnh Yên với 60 vạn dân. Chùm đô thị Hà Nội được triển khai gắn kết Hà Nội với khu vực xung quanh như: Xuân Mai, Sơn Tây…
Bước vào thời kỳ 1975-1986, Chính phủ đã có Quyết định số 163/CP ngày 17-7-1976 phê duyệt Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2000 với quy mô dân số là 1,5 triệu dân. Dựa trên quy hoạch này, các xí nghiệp công nghiệp được cải tạo và mở rộng. Trong nội thành, nhiều khu nhà ở, chung cư thấp tầng được xây dựng. Trường học, nhà trẻ với kiến trúc hiện đại, các công trình hạ tầng xã hội ngày càng nhiều.
Năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới. Trong đô thị nhiều yếu tố mới xuất hiện đòi hỏi phải có sự điều chỉnh quy hoạch. Giai đoạn 1978-1998, Hà Nội tiếp tục có 2 lần điều chỉnh quy hoạch (1981, 1992). Đặc biệt, đồ án quy hoạch mới đã được Chính phủ phê duyệt năm 1998 đã định hướng phát triển nội thành cả hai bên sông Hồng với quy mô dân số nội thành đến năm 2020 dự báo khoảng 2,5 triệu người.
Vì một Hà Nội xanh, văn hiến, văn minh và hiện đại
Sau 10 năm thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô năm 1998, để tạo tiềm năng phát triển, giải quyết những vướng mắc từ thực tiễn, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29-7-2008 hợp nhất Hà Nội, Hà Tây, 4 xã của tỉnh Hòa Bình, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, với quy mô diện tích 3.344km2. Hà Nội trở thành đô thị lớn nhất cả nước và là một trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.
Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Đào Ngọc Nghiêm cho biết: “Việc lựa chọn mở rộng không gian, mở rộng địa giới Hà Nội trước hết là yêu cầu khách quan song cũng là ý chí, là nguyện vọng, mong muốn của người dân Hà Nội. Những yêu cầu mới tiếp tục đặt ra với công tác quy hoạch…”.
Và sau hơn 2 năm nghiên cứu, Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26-7-2011 (gọi tắt là Quy hoạch chung 1259). Quy hoạch xác định mục tiêu phát triển thành phố “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” với mô hình chùm đô thị gồm đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các thị trấn…
Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trúc Anh cho biết, sau hơn 10 năm, đô thị Hà Nội từng bước hiện đại hóa, cảnh quan đô thị được nâng cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị được đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện... Tuy nhiên, thực tế cho thấy có nhiều chỉ tiêu vượt mức được duyệt. Một số nội dung không còn phù hợp với thực tiễn. Vì thế, ngày 25-5-2021, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung 1259. Đồng thời, thành phố cũng đang thực hiện nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là quy hoạch có tầm bao quát lớn, tích hợp đồng bộ các quy hoạch chuyên ngành, lĩnh vực, gắn với các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng.
Thực hiện song hành những nhiệm vụ lớn nêu trên, thành phố Hà Nội đang vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Nhìn lại hành trình 68 năm mở rộng và phát triển, Hà Nội tự hào về những kết quả đã đạt được trong quy hoạch, song cũng đang đứng trước thách thức mới để vươn lên. Những nội dung quy hoạch được điều chỉnh, xây dựng mới được kỳ vọng sẽ tạo cho Thủ đô một tầm vóc mới, vị thế xứng đáng với cả nước, khu vực và thế giới.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.