Tại buổi tọa đàm nhằm tìm giải pháp tiêu thụ nông sản mới đây với Bộ trưởng Bộ NNPTNT, ông Nguyễn Anh Đức - Tổng Giám đốc Saigon Co.op tóm lược 5 đặc điểm nổi bật của việc kinh doanh từ siêu thị trong mùa dịch.
Trong đó, việc kinh doanh mặc hàng nông sản có những nét đặc thù sẽ hình thành nên cách thức vận hành thời gian sắp tới của Saigon Co.op và các siêu thị nói chung.
Đặc điểm đầu tiên là thị trường bị dội nguồn cung do cú sốc lớn khi TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội.
Sau khi các chợ đầu mối ngừng hoạt động, đến lượt các chợ truyền thống cũng đóng cửa. Việc cung ứng hàng hóa ra từ hệ thống phân phối đến người dân tập trung chủ yếu ở kênh siêu thị hiện đại.Trong khi nhu cầu của thị trường bán lẻ hiện đại tại TP.HCM chỉ 28%; ở các tỉnh thành khác còn thấp hơn nữa, chưa tới 20%.
Nguồn cung bị dội vì khó tiêu thụ cũng tạo nên sự lãng phí ban đầu vì tỷ lệ hủy bỏ hàng hóa cao. Nếu có quy trình chuẩn bị chặt chẽ hơn từ đầu thì quá trình dội này không mang đến cảm giác khủng hoảng cung cầu lớn như vậy.
Cũng vì các kênh hiện đại chỉ chiếm 28% nên các đơn vị phân phối hiện đại không thể nào hấp thu được hết các nguồn nguyên liệu.
"Khi những kênh khác không hình thành kịp, tình trạng nông sản bị ế ở chỗ này chỗ kia là có cơ sở", ông Đức nói.
Đặc điểm thứ 2, theo ông Đức, những doanh nghiệp như Saigon Co.op càng hoạt động thì hiệu quả càng thấp.
Bởi vì các loại nông sản đưa vào kinh doanh vốn chỉ là ngành hàng thu hút chứ không phải ngành hàng có lời. Trong khi đó, hơn 90% mặt hàng Saigon Co.op đang bán là nông sản.
Việc kinh doanh hàng nông sản tốn chi phí phí rất cao từ việc di chuyển bằng xe mát, xe lạnh; tới khâu vận hành các kho.
Trong khi đó đó nguồn lãi gộp của ngành hàng thực phẩm tươi sống lại thấp. Chưa kể tỷ lệ hủy đơn hàng thu mua lại cao.
Cho nên, việc bán hàng nông sản với giá bình ổn sẽ gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Saigon Co.op chọn thực hiện trách nhiệm cộng đồng. "Sản phẩm của siêu thị vẫn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về mặt chất lượng, đồng thời không tăng giá bán trong điều kiện hiện nay", ông Đức khẳng định.
Đặc điểm thứ ba cũng liên quan đến nông sản khi cấu trúc và cơ cấu hàng hóa biến động rất lớn.
Trước dịch, tỷ trọng hàng hóa phi thực phẩm ở siêu thị lúc nào cũng chiếm tối đa. Nhưng hiện nay, hơn 90% các giỏ hàng của bà con mua tập trung vào thực phẩm thiết yếu.
Tỷ trọng này cũng tạo nên sự thay đổi lớn trong cấu trúc hàng hóa. Người dùng cũng chấp nhận nhiều hơn đối với các nông sản thay thế. Đây cũng là định hướng về mặt lâu dài đối với nguồn hàng.
Đặc điểm thứ tư là sự thay đổi rất lớn trong lực lượng nhân sự để kịp thời thích ứng các biến động liên tục trong công tác phòng chống. Và rõ ràng sự thay đổi này không tạo được tính ổn định ban đầu.
Ông Đức kể, từ suốt mùa dịch đến nay, Saigon Co.op có gần 700 trường hợp nhiễm F0. Đáng buồn là có những trường hợp phải tử vong.
Tới giai đoạn siết chặt giãn cách, thì hàng loạt yêu cầu như 3 tại chỗ hoặc shipper và giấy đi đường... cũng khiến siêu thị tìm mọi cách đảm bảo công tác điều hành.
Đặc điểm thứ 5 là hình thức và cách thức phân phối hàng hóa mà các doanh nghiệp chưa bao giờ giờ nghĩ sẽ thịnh hành như vậy.
Chưa bao giờ thị trường sử dụng nhiều loại phương tiện vận tải cùng tham gia như trong mùa dịch. Ngay Saigon Co.op cũng phải phải sử dụng tàu lửa để vận chuyển hàng hóa Bắc-Nam.
2 tháng từ khi TP.HCM bắt đầu thực hiện chỉ thị 16 đến nay, Saigon Co.op đã áp dụng hình thức mua chung, đi chợ hộ.
Ông Đức cho rằng phương thức này là lịch sử xoay vòng của ngành bán lẻ hiện đại.
Những thị trường như Nhật Bản đã sử dụng phương thức mua chung trong những điều kiện bình thường chứ không phải đến khi có Covid-19. Hoặc các sàn giao dịch hàng hóa tập trung ở Hàn Quốc...
Đặc biệt là hình thức bán hàng online. Đại diện Saigon Co.op đánh giá hơn 2 tháng dịch bệnh đã chứng kiến tốc độ số hóa thương mại bằng 4-5 năm vừa qua.
"Tất cả các yếu tố này làm thay đổi về mặt cách thức cung ứng, cách thức vận hành, cách thức giao dịch của bản thân Saigon Co.op với các nhà cung cấp , với các đối tác. Đồng thời cũng thay đổi rất nhiều với việc phân phối từ từ siêu thị đến từng người dùng cụ thể", ông Đức nói.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.